Khái niệm kinh tế thị trường là gì? Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường – Truyền Thông TMS
Kinh tế thị trường là thành quả của sự phát triển xã hội. Đây là mô hình ưu việt được nhiều nước sử dụng đến ngày nay. Vậy khái niệm kinh tế thị trường là gì? Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường sẽ được Truyền Thông TMS đưa ra câu trả lời nhé!
Kinh tế thị trường là gì?
Khái niệm chính xác nhất được định nghĩa như sau: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà tại nơi đó tồn tại các thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia. Nói một cách dễ hiểu, kinh tế thị trường là mô hình kinh tế trong đó người mua, người bán tác động lẫn nhau dựa theo quy luật cung và cầu, giá trị xác định giá – số lượng hàng hóa – dịch vụ trên thị trường.
Sự ra đời của kinh tế thị trường mang lại cho các chủ thể trong xã hội sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình phát triển giao thương. Một số mô hình kinh tế thị trường cụ thể có thể kể đến như: Kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường, kinh tế thị trường đinh hướng xã hội,…
Ưu điểm kinh tế thị trường là gì
Trong kinh tế thị trường, khi lượng cầu cao hơn cung thì giá trị hàng háo sẽ tăng. Nhờ vậy nó sẽ kéo theo lợi nhuận, thúc đẩy quy mô sản xuất, phân bổ nguồn lực tăng.
Tỷ suất lợi nhuận tăng cho phép các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất. Các cơ sở chế biến kém hiệu quả sẽ dần loại bỏ. Nói một cách chính xác hơn, kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp đổi mới sản xuất, phát triển mang lại nguồn cung chất lượng.
Nền kinh tế thị trường tạo ra sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu tối đa của người tiêu dùng. Khách hàng có thể tìm thấy được nhiều sản phẩm phù hợp phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Để làm được điều ngày, họ phải luôn tìm kiếm, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.
Trong kinh tế thị trường, sự tập trung đổi mới cho phép doanh nghiệp tự do cạnh tranh. Nó đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cải tiến công việc một cách hiệu quả nhất.
Sự tập trung đổi mới sẽ giúp từng doanh nghiệp tìm ra thị trường ngách. Bên cạnh đó, nó đưa ra đòi hỏi nguồn nhân lực nhằm tập trung phát triển ở từng khu vực. Từ đó, tạo ra nhiều công việc mới cho người lao động.
Không chỉ vậy, xu thế liên doanh đẩy mạnh giao lưu kinh tế ngày một được đẩy mạnh. Nó đang tạo ra cơ hội học hỏi, tiếp xúc với các công nghệ sản xuất từ nước phát triển và nước đang phát triển.
Nhược điểm của kinh tế gì trường
Kinh tế thị trường mang một số nhược điểm phải kể đến như: làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, doanh nghiệp lớn “nuốt” doanh nghiệp bé để hình thành nên kinh tế độc quyền.
Sự bất bình đẳng khi phân bổ nguồn lực trong kinh tế thị trường dẫn đến phân chia tầng lớp. Sự chênh lệch ngày càng gia tăng mang đến những tiềm tàng bất ổn trong xã hội.
Lợi nhuận là đích đến của nhiều doanh nghiệp. Chính vì vậy, các công ty, doanh nghiệp đầu tư mạnh vào sản xuất. Sự mở rộng quy mô sản xuất liên tục khiến mất cân bằng cung cầu. Về lâu dài sẽ gây khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp thi nhau phá sản.
Một số tình huống đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội, không có sự điều tiết của nhà nước sẽ dễ gây tổn hại đến cộng đồng. Để cơ chế thị trường không phát sinh tiêu cực, các điều kiện kinh tế thị trường phải thỏa mãn điều kiện cạnh tranh, tránh đầu cơ tích trữ, lách luật.
Lời kết
Trong thực tế, kinh tế thị trường được cơ cấu phù hợp với sự phát triển của một quốc gia. Không có nên kinh tế thị trường nào hoàn toàn tự do – tự phát. Chính phủ, các cơ quan ban ngành luôn có sự can thiệp dù nhiều, dù ít. Sự can thiệp này đảm bảo nền kinh tế phát triển vững chắc tránh rơi suy thoái khủng hoảng. Kinh tế thị trường hiện nay hầu như là nền kinh tế hỗn hợp chứ không tập trung hoàn toàn vào một nên kinh tế riêng biệt. Hy vọng thông qua chia sẻ trên của Truyền Thông TMS phần nào giải đáp về kiến thức kinh tế thị trường cần nắm.