Khái niệm hợp đồng – Cách giao kết hợp đồng đúng luật
Luật sư Trí Nam phân tích khái niệm hợp đồng theo quy định mới. Với vai trò luật sư tư vấn hợp đồng uy tín chúng tôi xin hướng dẫn cách giao kết hợp đồng đúng pháp luật phòng tránh hợp đồng vô hiệu và phát sinh tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
Khái niệm hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng
✔ Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng là căn cứ xác lập quyền dân sự. Như vậy hợp đồng là phương thức để các bên tham gia: (i) Được pháp luật đảm bảo các quyền về tài sản, nhân thân đã thỏa thuận; (ii) Quyền yêu cầu các bên giao kết hợp đồng khác tôn trọng quyền của mình và có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết thỏa thuận trong hợp đồng; (iii) Được sử dụng quyền của mình phát sinh từ hợp đồng để thực hiện các giao dịch dân sự, thương mại có liên quan.
✔ Khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Khái niệm đã thể hiện rõ quyền tự do hợp đồng của các bên, quyền này được phát triển từ quyền tự do kinh doanh ghi nhận tại Hiến pháp.
Xem thêm: Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền
Luật sư tư vấn hợp đồng uy tín 0934.345.745
Áp dụng luật trong các loại hợp đồng thông dụng
Nghiên cứu quy định pháp luật Quý vị có thể nhận thấy có rất nhiều luật, bộ luật quy định về từng loại hợp đồng cụ thể ví dụ: Luật thương mại quy định về các hợp đồng thương mại, Luật kinh doanh bất động sản quy định về hợp đồng thuê nhà, Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng dân sự thông dụng,… Để biết được hợp đồng bạn đang dự kiến soạn thảo hoặc triển khai thực hiện hợp đồng được những văn bản pháp luật nào điều chỉnh thì nguyên tắc xác định sẽ như sau:
✔ Thứ nhất, quyền lựa chọn pháp luật điều chỉnh là quyền của các bên và được tự do thỏa thuận vào hợp đồng. Bạn có thể thỏa thuận áp dụng luật thương mại cho hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC giữa các cá nhân mặc dù Luật đầu tư 2014 đã ghi nhận: Hợp đồng BCC giữa nhà đầu tư trong nước áp dụng theo Bộ luật dân sự.
✔ Thứ hai, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành quy định về hợp đồng đó ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ áp dụng theo luật thương mại 2005. Thông quá điều khoản đối tượng áp dụng bạn có thể biết được luật, bộ luật mình đang nghiên cứu có áp dụng cho hợp đồng mình soạn thảo không.
✔ Thứ ba, việc áp dụng luật theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật nào trước, luật nào sau chứ không hiểu theo hướng chỉ áp dụng duy nhất một luật, bộ luật cho một loại hợp đồng.
Kinh nghiệm giao kết hợp đồng đúng pháp luật
Giao kết hợp đồng đúng pháp luật đảm bảo phát sinh hiệu lực của hợp đồng kể từ thời điểm ký hoặc kể từ thời điểm các bên thỏa thuận phát sinh hiệu lực. Khi giao kết hợp đồng Quý vị cần lưu ý những điểm sau:
✔ Chọn hình thức giao kết hợp đồng đúng luật
Thực tế các bên tham giao hợp đồng có thể lựa chọn nhiều hình thức giao kết hợp đồng như: Giao kết hợp đồng miệng, giao kết hợp đồng qua email và các phương thức giao dịch điện tử, giao kết hợp đồng bằng văn bản. Hình thức hợp đồng rất quan trọng bởi nó là một trong 8 trường hợp hợp đồng vô hiệu theo Bộ luật dân sự 2015.
✔ Thỏa thuận trao đổi về đề nghị giao kết hợp đồng trước khi ký kết
Thông thường các bên lựa chọn gửi chốt nội dung hợp đồng sau đó tiến hành ký kết. Tuy nhiên nhiều trường hợp mua bán không lập hợp đồng, hoặc hợp đồng được lập có nhiều nội dung phức tạp nên cần thực hiện quy trình đề nghị giao kết hợp đồng, hoặc một lý do nào khác. Quy định về đề ngị giao kết hợp đồng được ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Luật sư soạn thảo hợp đồng uy tín gọi 0934.345.745
Điều 387. Thông tin trong giao kết hợp đồng
1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Điều 389. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
Điều 390. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể huỷ bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Điều 391. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
2. Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
3. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
4. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
5. Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
6. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
Điều 392. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
2. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
3. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời.
Điều 395. Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị.
Điều 396. Trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị.
Điều 397. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
Công ty Luật Trí Nam hy vọng những chia sẻ nói trên sẽ giúp ích cho Quý khách hàng trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng. Chúng tôi nhận tư vấn, soạn thảo hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng đảm bảo uy tín, tận tâm với nhiều luật sư giỏi, dày kinh nghiệm. Luật sư hy vọng sẽ được cộng tác với Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.
https://luattrinam.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-thanh-lap-doanh-nghiep