Khái niệm hiệu quả tài chính – (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tới HIỆU Q –

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆ

Hiệu quả tài chính là vấn đề cơ bản trong sản xuất kinh doanh của một hình
thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh
doanh đều phải đặt mục tiêu hiệu quả nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng lên
hàng đầu. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là doanh nghiệp đáp ứng được tối đa
nhu cầu về hàng hóa – dịch vụ của xã hội và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại
hiệu quả cho xã hội và bản thân doanh nghiệp.

22

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là hiệu quả của việc huy động, sử dụng và
quản lý vốn trong doanh nghiệp (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên,
2001)

Một số nghiên cứu lại cho rằng: hiệu quả tài chính bản chất chính là hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực; tài chính của doanh nghiệp để
đạt được hiệu quả cao nhất (PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình Phân tích báo
cáo tài chính, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, 2013). Thực chất, hiệu quả tài chính
là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong
một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Nếu H là hiệu
quả tài chính, thì H được thể hiện theo công thức toán học như sau:

H =

Công thức trên phản ánh, cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên
liệu, máy móc thiết bị,…) thì tạo ra được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh
thu, lợi nhuận, trong một kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả tài
chính của doanh nghiệp càng tốt.