Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh | ketoan68.com
Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn ….)
Đối
với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền
kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động
khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục
tiêu khác nhau. Nhưng có thể nói rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện
nay, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn…) đều có mục
tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển
doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện việc
xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế hoạch hoá
các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một
cách có hiệu quả.
Trong
qúa trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị trên, các doanh
nghiệp phải luôn kiểm tra ,đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh
giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp cũng như từng
lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể không
thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất
kinh doanh) là gì ? Để hiểu được phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất
kinh doanh thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là
gì. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu
quả kinh tế :
–
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản
lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản
xuất của nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ
có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế
có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất,
là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
–
Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ
giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ
đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia
vào quy trình kinh tế.
–
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm
này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : “Tính hiệu quả được xác định bằng
cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”Đây
là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu
quả kinh tế của các qúa trình kinh tế.
–
Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị
giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. “Mối quan
hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các
nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị,nguyên vật liệu…) được gọi là
tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật”, “Mối quan hệ tỷ lệ
giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí
kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị”
và “Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ
giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền” Khái
niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất
lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng
giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.
–
Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng
phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một qúa trình)
kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ
các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh
tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các
doanh nghiệp như sau : hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và
các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Chúc các bạn thành công!
Khuyến nghị:
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:
Mr Thế Anh :
0981 940 117
Email: [email protected]