Khái niệm giáo dục và giáo dục mần non là gì?
1. Khái niệm giáo dục
Theo từ “Giáo dục” tiếng Anh –“Education” –vốn có gốc từ tiếng La tinh “Educare” có nghĩa là “làm bộc lộ ra”. Có thể hiểu giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục.Giáo dục bao gồm việc dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp). Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh.Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có quan hệ biện chứng với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá.
Sự giáo dục của mỗi cá nhân bắt đầu từ khi sinh ra (thậm chí bắt đầu trước khi sinh ra, gọi là “thai giáo”) và tiếp tục trong suốt cuộc đời. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục mầm non.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Quản lý giáo dục hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
2. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non hay giáo dục tuổi ấu thơ là việc giáo dục trong những năm tháng đầu đời. Giáo dục mần non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, giữ vị trí mở đầu cho toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, do đó giáo dục mần non có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người.
Giáo dục mần non là khái niệm chung về việc giáo dục trẻ em trước khi vào học tiểu học, bao gồm các hoạt động tại các cơ sở chính quy, như trường mầm non, nhà trẻ hay mẫu giáo, tại các cơ sở không chính quy, hoặc tại gia đình giữa cha mẹ và trẻ nhỏ. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mần non là xây dựng cơ sở đầu tiên (nền móng) cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con người. Sự phát triển nhân cách của trẻ em sau này phụ thuộc khá lớn vào công tác giáo dục mần non.
Giáo dục mần non là việc hỗ trợ trẻ để trẻ phát triển tốt nhất theo hướng phát triển toàn diện, lồng ghép, bằng cách tập trung vào các kỹ năng khác nhau về xã hội, tình cảm và nhận thức, những kỹ năng này giúp trẻ sẵn sàng cho việc học hỏi, chuẩn bị vào học tiểu học, và tham gia đời sống xã hội.
3. Khái niệm về ngành giáo dục mần non
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 1997 thì “ngành” là hệ thống cơ quan chuyên môn của nhà nước từ trung ương đến địa phương, vậy “ngành giáo dục mầm non” là hệ thống cơ quan phụ trách về giáo dục mầm non của nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Tham khảo thêm:
+ Phân tích các nguyên tắc quản lý giáo dục
+ Các ưu nhược điểm của các mô hình quản lý giáo dục