Khái niệm giáo dục đạo đức: – Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh –

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS CỦA HUYỆN THANH TRÌ

Giáo dục đạo đức là một bộ phận của của quá trình giáo dục tổng thể,
nhằm hình thành cho học sinh niểm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo
đức.

Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội thành văn
hoá đạo đức cá nhân. Đó là quá trình chuyển những tri thức, những kinh
nghiệm, những chuẩn mực và lí tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất
đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức cũng như năng lực đánh giá và thực
hiện hành vi đạo đức, năng lực tham gia vào các quan hệ đạo đức xã hội.

Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đồng người xác
định và là phương thức điều chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng
nhằm hình thành, phát triển, hoàn thiện tồn tại xã hội ấy.

Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ của cộng đồng,
phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng
rẽ của tồn tại xã hội về lợi ích và hoạt động của các cá nhân.

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình, các cá nhân thu nhận
đạo đức xã hội như là hệ thống kinh nghiệm xã hội, những lí tưởng, những
chuẩn mực, đánh giá đạo đức đã được hình thành trong lịch sử cộng đồng,

biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân. Đối với cá nhân, đạo
đức xã hội tồn tại một cách khách quan mà trong cuộc sống của mình, cá nhân
tất yếu phải nhận thức, tiếp thu, thực hiện.

Như vậy, giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hoá đạo đức xã hội
thành văn hoá đạo đức cá nhân. Đây cũng chính là quá trình tìm ra sự thống
nhất, biện chứng giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến, cái đặc thù và
cái đơn nhất.