Khái niệm giảng viên và đội ngũ giảng viên – Luận Văn S
Giảng viên: là các nhà giáo làm công tác giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học. Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học. Giảng viên là một ngạch viên chức hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trƣờng đại học.
Nhiệm vụ chính của giảng viên là giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Nhiệm vụ giảng dạy là thực hiện các nội dung công việc: Nắm chắc mục tiêu giáo dục, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học, ngành học đƣợc phân công đảm nhiệm; nắm bắt khả năng, kiến thức của ngƣời học. Xây dựng kế hoạch dạy học, đề cƣơng môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hƣớng dẫn ngƣời học kỹ năng học tập, nghiên cứu, thực hành, thảo luận khoa học, thực tập nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thực tế. Hƣớng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp, xây dựng đề cƣơng và làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp đại học. Hƣớng dẫn học viên viết luận văn thạc sĩ, hƣớng dẫn nghiên cứu sinh viết chuyên đề và luận án tiến sĩ (đối với giảng viên có bằng tiến sĩ). Thực hiện đánh giá kết quả học tập của ngƣời học. Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên khác. Tham gia xây dựng và phát triển ngành học, chƣơng trình đào tạo, cải tiến nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học. Biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Tham gia xây dựng nội dung thực hành các môn học và các nhiệm vụ khác có liên quan đến công tác đào tạo theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
Nghiên cứu khoa học và công nghệ để phục vụ xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá môn học. Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tham gia các cuộc thi sáng tạo và các hoạt động khác về khoa học và công nghệ. Thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống xã hội.
Những điều cơ bản trên đây về giảng viên đều có sự thống nhất chung: Giảng viên là những người đảm nhiệm việc giảng dạ và nghiên cứu khoa học thuộc một chuyên ngành nào đó ở các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học
Xem thêm: Khái niệm về phát triển đội ngũ giảng viên
+Đội ngũ giảng viên: Tập hợp những giảng viên, được tổ chức thành một lực lƣợng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các hoạt động dạy học để thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những giảng viên này quyết định toàn bộ chất lƣợng hoạt động đào tạo của nhà trƣờng bằng việc cống hiến tài năng và công sức của họ. Ở mỗi cơ sở đào tạo sẽ có nhiều tập hợp nhƣ vậy để thực hiện công tác đào tạo ở các ngành học khác nhau, họ là một đội ngũ. Như vậy nói đội ngũ giảng viên sẽ là bao gồm đội ngũ giảng viên của Tổ/Bộ môn, đội ngũ giảng viên của Khoa/Ngành, của cơ sở đào tạo.
Xét trên phương diện nguồn nhân lực thì đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực chất lƣợng cao vì đã đƣợc tuyển chọn tƣơng ứng với các tiêu chí về tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và năng lực nghề nghiệp; Họ liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng đối với hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, mang sắc thái văn hóa sƣ phạm trong các mỗi quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa nhà trƣờng với xã hội.
Như vậy khái niệm đội ngũ giảng viên có thể khái quát: đội ngũ giảng viên là tập hợp những người đảm nhận nhiệm vụ giảng dạ và nghiên cứu khoa học thuộc một chu ên ngành nào đó trong cơ sở giáo dục đại học
Nguồn: Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục “Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay“