Khái niệm dòng điện xoay chiều và cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Hiện nay, điện xoay chiều đang được sử dụng phổ biến và có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được khái niệm dòng điện xoay chiều là gì, tác dụng của nó như thế nào. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giái đáp cho các bạn những câu hỏi đó. Hãy đón đọc nhé!
Dòng điện xoay chiều là gì?
Điện xoay chiều chính là dòng điện có chiều và cường độ biến thiên theo thời gian. Những biến đổi trong dòng điện đều được tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Lượng điện năng của điện xoay chiều được tạo ra theo 2 cách. Cách một là từ các máy phát điện xoay chiều. Cách hai là biến đổi từ nguồn điện một chiều.
Trong kỹ thuật điện, dòng chảy điện xoay chiều được gọi tắt là AC và được ký hiệu là ~
Cần phải làm gì để tạo ra được dòng điện xoay chiều?
Để có thể tạo ra được dòng điện xoay chiều, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:
- Cách 1: Cho nam châm quay xung quanh một cuộn dây dẫn kín.
- Cách 2: Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường. Bạn thả 1 cuộn dây kín quay quanh trục thẳng đứng của 1 nam châm trong từ trường.
Các công thức tính dòng điện
Điện xoay chiều thường bị phụ thuộc vào cường độ dòng điện, điện áp và độ lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp. Công thức tính như sau:
P = U.I.cosα
Trong đó:
- P: Công suất của dòng điện (W)
- U: Điện áp (V)
- I: Cường độ dòng điện (A)
- α: Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp
Bên cạnh đó, ta có chu kỳ của điện xoay chiều được hiểu là khoảng thời gian mà dòng điện lặp lại vị trí cũ, được ký hiệu là T(s).
Công thức chu kỳ dòng điện được tính như sau:
T = 1/F
Tác dụng mà dòng điện xoay chiều
Tác dụng nhiệt
Dòng điện xoay chiều thường có tác dụng nhiệt. Chúng ta có thể kể đến bóng đèn dây tóc tỏa nhiệt khi chạy bằng dòng điện biến thiên. Khi bóng đèn hoạt động sẽ có một lượng nhiệt tỏa ra từ bóng, đây chính là tác dụng nhiệt.
Tác dụng quang
Tác dụng này được thể hiện rõ nhất khi bóng đèn huỳnh quang phát sáng. Đây là minh chứng cho tác dụng quang của dòng điện biến thiên.
Tác dụng từ
Lấy một ví dụ khi ta đưa một đinh sắt lại gần cuộn dây. Nếu đinh sắt bị hút vào cuộn dây thì chính là thể hiện được tác dụng từ.
Bên cạnh đó, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm, khiến nam châm đổi chiều.
Phân biệt giữa điện xoay chiều và điện một chiều
Dòng điện một chiều là dòng điện hoạt động theo một hướng cố định và không có sự thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy mà giữa dòng xoay chiều và một chiều có rất nhiều điểm khác nhau như sau:
- Điện xoay chiều được sản xuất trên các máy phát điện xoay chiều hiện đại. Nên dòng điện có thể vận chuyển đến những khoảng cách xa. Do đó mà từ miền núi cho đến tận đồng bằng vẫn có lượng điện năng lớn. Ngược lại, dòng điện một chiều thì lại được sản xuất từ pin, ắc quy và năng lượng mặt trời… nên thường không thể truyền tải được xa.
- Điện xoay chiều thường có hai tần số phổ biến là 50Hz và 60Hz. Chính vì vậy mà tùy vào nguồn phát với phương hướng có thể đảo chiều. Dòng điện một chiều thì lại có tần số trực tiếp bằng 0, nên chỉ có thể hoạt động theo một hướng nhất định.
- Tại các bản vẽ mạch điện, dòng điện một chiều được biểu thị là một đường thẳng. Trong khi đó, chúng lại được thể hiện dưới dạng hình dáng phong phú hơn như dạng hình sin, hình tam giác, hình vuông và hình thang.
Như vậy bài viết đã cung cấp đầy đủ các kiến thức về dòng điện xoay chiều. Hy vọng bài đọc này sẽ giúp ích được các bạn trong việc học tập cũng như trong đời sống.