Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế

Pháp luật kinh tế không phải là ngành luật độc lập theo tiêu chuẩn phân loại của lí luận pháp luật hiện hành mà là khái niệm tổng hợp, bao gồm toàn bộ các văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau như luật kinh tế, luật tài chính, luật lao động, luật đất đai.

 

Những nội dung liên quan:

 

Mục lục:

Luật kinh tế là gì

 

1. Luật kinh tế là gì?

Pháp luật kinh tế không phải là ngành luật độc lập theo tiêu chuẩn phân loại của lí luận pháp luật hiện hành mà là khái niệm tổng hợp, bao gồm toàn bộ các văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau như luật kinh tế, luật tài chính, luật lao động, luật đất đai. Như vậy, trong hệ thống pháp luật kinh tế tồn tại một ngành luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan quản lí đó là luật kinh tế. Tuy nhiên, hiện vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về ngành luật này: Người này gọi là luật kinh tế, người kia gọi là luật kinh doanh hoặc luật thương mại.

a) Quan niệm về Luật Kinh tế

Những người theo trường phái luật kinh tế của GS.VS Laptev cho rằng luật kinh tế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Xô viết, điều chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa và các bộ phận cấu thành của chúng trong lãnh đạo và thực hiện các hoạt động kinh tế. Những quan hệ này được gọi là các quan hệ kinh tế và phát sinh trong quá trình tái sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên, đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế không phải là tất cả các quan hệ phát sinh trong quá trình tái sản xuất xã hội chủ nghĩa mà chỉ một phần các quan hệ đó – các quan hệ kinh tế, với đặc trưng quan trọng nhất của chúng là trong các quan hệ đó bao giờ cũng kết hợp hài hòa yếu tố tài sản và yếu tố tổ chức – kế hoạch. Ngoài ra, những người theo trường phái này còn khẳng định rằng, luật kinh tế không chỉ có đối tượng điều chỉnh riêng mà còn có phương pháp điều chỉnh và các nguyên tắc riêng.

Luật Kinh tế là ngành luật điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh và những quan hệ trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đó. Tương ứng với các quan hệ đó, nội dung của luật kinh tế bao gồm hai bộ phận quy phạm pháp luật chính: thứ nhất, những quy định về việc thực hiện hoạt động kinh doanh; thứ hai, những quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào bản chất của nền kinh tế trong từng giai đoạn lịch sử mà Nhà nước chú trọng ưu tiên phát triển các quy định về thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc các quy định về quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.

b) Quan niệm về Luật Thương mại

Trong đời sống kinh tế xã hội cũng như trong  khoa  học  pháp  lí  ở các nước  theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, luật thương mại đã tồn tại như một ngành luật quan trọng, cùng với luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ.

Luật thương mại ra đời do yêu cầu  mới của đời sống kinh tế xã hội lúc bấy giờ và do các quy định của luật dân sự không thể  đáp ứng được đối với những quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực lưu thông thương mại. Như TS. Nguyễn Quang Quýnh nhận xét: “Lúc đầu người ta chỉ biết có dân luật. Tới thời kì  thương mại phát triển, người ta nhận thấy có nhu cầu đặc biệt, cần có các quy tắc riêng mới thỏa mãn được. Thí dụ, nhu cầu nhanh chóng, mau lẹ về thủ tục, nhu cầu tín dụng” .

Lúc khởi thủy, luật thương mại là ngành luật tư điển hình, là luật của các thương gia, điều chỉnh các quan hệ mua bán trên thị trường. Như vậy, lúc bấy giờ luật thương mại chỉ điều chỉnh các hành vi mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời. Nhưng về sau, cái gọi là “hành vi thương mại” không còn bị bó hẹp là hành vi mua bán mà được mở rộng ra, bao gồm tất cả các hành vi: Đầu tư, sản xuất, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ… nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, phạm vi điều chỉnh của luật thương mại ngày càng được mở rộng và nội dung của nó ngày càng phong phú hơn. Nội dung của luật thương mại các nước này được thể hiện tập trung nhất trong các bộ luật thương mại, đề cập những vấn đề cơ bản như địa vị pháp lí và hoạt động của các thương nhân, các giao dịch thương mại và đại diện thương mại, chứng khoán, thương mại hàng hải, mất khả năng thanh toán và phá sản. Ngoài ra, trong bộ luật thương mại của một nước còn chứa đựng những quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại.

Ở Việt Nam, cùng với việc ban hành Luật thương mại năm 1997, trên thực tế đã xuất hiện khái niệm “luật thương mại”. Song, do khái niệm thương mại được Luật thương mại (1997) nước ta tiếp cận ở nghĩa hẹp tức chỉ là một khâu của hoạt động kinh doanh cho nên luật thương mại không được coi là một ngành luật mà chỉ được coi như một bộ phận của luật kinh tế.

Trong thời gian gần đây, theo tinh thần của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì cũng như trên cơ sở Pháp lệnh trọng tài thương mại (2003), khái niệm hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng. Với hoạt động thương mại theo nghĩa rộng đó, chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần nhìn nhận lại vị trí của luật thương mại trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Luật thương mại không được coi là một ngành luật mà chỉ được coi như một bộ phận của luật kinh tế điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

b) Quan niệm về Luật Kinh doanh

Ở Việt Nam, thuật ngữ “luật kinh doanh” hay “pháp luật kinh doanh” được bàn đến vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, trong các đề tài nghiên cứu khoa học và trong các hội thảo khoa học. Theo Lê Hồng Hạnh: “Luật kinh doanh điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh”. Còn theo PGS.TS. Dương Đăng Huệ, pháp luật kinh doanh, nói một cách nôm na nhất là tổng hợp các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp. Nội dung của kinh doanh có bốn bộ phận cơ bản cấu thành là: pháp luật về các loại hình doanh nghiệp; pháp luật về hành vi kinh doanh; pháp luật về vỡ nợ, phá sản; pháp luật về cơ quan tài phán trong kinh doanh.

Từ những quan niệm trên cho thấy, cho dù quan niệm luật kinh doanh là ngành luật hay môn học thì nội dung cơ bản của nó cũng chứa đựng hai vấn đề pháp lý cơ bản, đó là: Pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh. Suy cho cùng, những vấn đề trong nội dung của luật kinh doanh cơ bản giống những nội dung của luật kinh tế như đã trình bày ở trên, có chăng, chỉ khác về cách thức, mức độ can thiệp (quản lý) bằng pháp luật của các nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trong từng thời thời kỳ lịch sử.

=> Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:

a) Nhóm quan hệ quản lý kinh tế

Nhóm quan hệ quản lý kinh tế là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh.

– Đặc điểm của nhóm quan hệ này:

+ Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình

+ Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng).

+ Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.

b) Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau

– Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.

– Đặc điểm:

+ Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh

+Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận.

+ Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

+ Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản – quan hệ hàng hoá – tiền tệ.

c) Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp

Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau.

Cơ sở pháp lý: Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.

3. Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế

Do luật kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ quản lý kinh tế giữa chủ thể không bình đẳng vừa điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật kinh tế sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau như kết hợp phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận theo mức độ linh hoạt tuỳ theo từng quan hệ kinh tế cụ thể.

Tuy nhiên phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế được bổ xung nhiều điểm mới:

Phương pháp mệnh lệnh trong điều chỉnh pháp lý các hoạt động kinh doanh hầu như không còn được áp dụng rộng rãi. Các quan hệ tài sản với mục đích kinh doanh được trả lại cho chúng nguyên tắc tự do ý chí tự do khế ước.

a) Phương pháp mệnh lệnh

Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhóm quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng với nhau. Để phù hợp với đặc trưng của nhóm quan hệ này luật kinh tế đã tác động vào chúng bằng cách quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong phạm vi chức năng của mình có quyền ra quyết định chỉ thị bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh (bên bị quản lý). Còn bên bị quản lý có nghĩa vụ thực hiện quyết định đó.

b) Phương pháp thoả thuận

Phương pháp thoả thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể bình đẳng với nhau.

Bản chất của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Luật kinh tế quy định cho các bên tham quan hệ kinh tế có quyền bình đẳng với nhau, thoả thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ kinh tế mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Điều này có nghĩa là pháp luật qui định quan hệ kinh tế chỉ được coi là hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các bên và không trái với các quy định của nhà nước.

Các tìm kiếm liên quan đến các phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế, ví dụ phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế, chủ thể của luật kinh tế, vai trò của luật kinh tế, nguyên tắc bình đẳng trong luật kinh tế, trình bày những nội dung mà luật kinh tế điều chỉnh, pháp luật kinh tế, tài liệu luật kinh tế

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế?

Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế do luật kinh tế tác động vào bao gồm:
a) Nhóm quan hệ quản lý kinh tế
b) Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau
c) Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp

Phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế?

Do luật kinh tế vừa điều chỉnh quan hệ quản lý kinh tế giữa chủ thể không bình đẳng vừa điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật kinh tế sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau như kết hợp phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận theo mức độ linh hoạt tuỳ theo từng quan hệ kinh tế cụ thể.

5/5 – (48004 bình chọn)