Khái niệm định hướng nghề nghiệp – định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành tâm lý học –

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.2.3.1. Định nghĩa định hướng nghề nghiệp

ĐHNN là một khái niệm rộng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.

a. Từ góc độ cá nhân

ĐHNN là sự thiên về một nghề nào đó, sự hướng tới việc lựa chọn chủ quan của
cá nhân đối với các nghề nghiệp trong xã hội, là hệ thống các giá trị, sở thích, hứng thú
của cá nhân về nghề nào đó, là quá trình cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về
nghề nghiệp, dựa trên nhu cầu của hệ thống phân công lao động xã hội hiện hành và
dựa trên tính cách, năng lực, nguyện vọng của mỗi cá nhân.

ĐHNN bao gồm toàn bộ những động cơ bền vững, có tác dụng định hướng hoạt
động cho cá nhân, quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của cá nhân đối với
nghề nghiệp tương lai. Đối với SV, ĐHNN có tác dụng đáng kể trong việc điều chỉnh,
thúc đẩy các mặt hoạt động của các SV nhằm hướng đến việc duy trì, phát triển nghề
nghiệp tương lai.

b. Từ góc độ xã hội

ĐHNN là hệ thống những biện pháp Tâm lý – Giáo dục và y học được tổ chức
đặc biệt, có hệ thống, có mục đích nhằm hình thành ở mỗi cá nhân một xu hướng nghề
nghiệp cụ thể có tính đến những nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội. Trên
cơ sở đó, mỗi cá nhân tự xác định nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp với nguyện
vọng, niềm say mê, năng lực, khả năng rèn luyện của mỗi cá nhân.

ĐHNN là một bộ phận của định hướng nhân cách, biểu hiện của định hướng là
hoạt động nhằm vào một lĩnh vực nhất định. Việc tìm hiểu ĐHNN của SV là nhiệm vụ
rất quan trọng ở các trường ĐH, CĐ, THCN. Nó cho biết hướng phát triển nghề
nghiệp của SV, từ đó giúp SV có những kế hoạch đúng đắn và tích cực hoạt động để
đạt được mục tiêu, lý tưởng nghề nghiệp của mình trong tương lai.

c. Từ góc độ Tâm lý học

Trong TLH tồn tại ba quan điểm lý luận bàn về ĐHNN:

Quan điểm thứ nhất,xuất phát từ tư tưởng về tính ổn định và sự không thay đổi
các phẩm chất cá nhân mà năng lực và thành tích hoạt động của con người phụ thuộc
vào nó. Theo quan điểm này một mặt phải tuyển chọn những người thích hợp nhất với
một loại hoạt động nào đó, mặt khác là chọn loại công việc phù hợp nhất với các phẩm
chất cá nhân của người nào đó.

Quan điểm thứ hai, dựa trên tư tưởng hình thành có phương hướng các năng
lực, vì cho rằng ở mỗi một người có thể rèn luyện được những phẩm chất cần thiết nào
đó về nghề nghiệp.

Quan điểm thứ ba, là sự định hướng vào việc hình thành phong cách cá nhân
của hoạt động. Quan niệm này thừa nhận nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt
động và được xây dựng bởi nhà TLH Xô viết E.A. Klimov như sau: 1/Thừa nhận có
những phẩm chất tâm lí cá nhân không được giáo dục vẫn giúp cho thực hiện kết quả
hoạt động nào đó; 2/ Có những phương án theo cách thức khác nhau nhưng ngang
bằng hiệu quả (sản phẩm lao động) phù hợp với những điều kiện hoạt động nghề
nghiệp; 3/ Có những khả năng rộng lớn để khắc phục những biểu hiện yếu của từng
năng lực riêng khi chú ý luyện tập chúng hoặc bù trừ bằng phương tiện của các năng
lực khác hay các cách thức làm việc (Ví dụ: tốc độ phản ứng bị giảm xuống có thể bù
lại bằng việc nâng cao chú ý đối với các biện pháp chuẩn bị hoạt động…); 4/ Sự hình
thành những năng lực cần thiết có tính đến những đặc trưng riêng của nhân cách nghĩa
là tính đến những điều kiện bên trong của sự phát triển cũng như những điều kiện bên
ngoài [71].

Ba quan điểm trên có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau.
Ngoài những mặt tích cực thì ở chúng vẫn còn những mặt hạn chế khi bàn về ĐHNN,
cụ thể như: lý luận về ĐHNN theo quan điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai ta nhận
thấy ở đây có những mặt hạn chế chung là xem cá nhân và hoạt động lao động như các
mặt tách rời và mâu thuẫn với nhau, cái này buộc phải phụ thuộc vào cái kia. Quan
điểm thứ ba thì sâu sắc, bao quát hơn, khắc phục được hạn chế có tính chất phương
pháp luận giữa cá nhân và hoạt động nghề nghiệp.

Như vậy, từ nhiều quan điểm khác nhau về ĐHNN, ở đề tài này ĐHNN được

với các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực,
nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là quá trình
cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề nghiệp, về hệ thống phân
công lao động trong xã hội hiện hành dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp
Tâm lý – Giáo dục phù hợp.

1.2.3.2. Đặc điểm định hướng nghề nghiệp

Giáo dục ĐHNN một cách hệ thống là một phần không thể thiếu được trong công
tác giáo dục ở các trường học. ĐHNN đòi hỏi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông
tin sau cho SV các trường: Tri thức về hệ thống các nghề thuộc chuyên ngành mà SV
đã chọn học, yêu cầu, đặc điểm cụ thể của từng nghề; Tri thức về nhu cầu lao động của
xã hội đối với hệ thống các nghề thuộc chuyên ngành; Những hiểu biết về nhân cách,
đặc biệt là năng lực của bản thân SV.

Để thực hiện 3 nội dung trên, công tác ĐHNN có các hình thức sau: Giáo dục
nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp.

* Nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp:

+ Giúp SV làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của ngành học trong
xã hội, đồng thời tìm hiểu xu thế phát triển các nghề nghiệp cùng với những yêu
cầu tâm sinh lý do nghề nghiệp đó đặt ra cho người lao động.

+ Tạo điều kiện ban đầu để SV phát triển năng lực tương ứng với hứng thú nghề
nghiệp đã hình thành.

+ Giáo dục SV thái độ lao động đúng đắn, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc
trong dự định nghề của SV.

* Nhiệm vụ của tuyên truyền nghề nghiệp:

+ Làm cho SV chú ý đến những nghề nghiệp đang phát triển thuộc ngành học
và có nhu cầu cấp thiết về nhân lực trong xã hội.

+ Giới thiệu các gương lao động sáng tạo, thành công trong nghề nghiệp và
đời sống xã hội, qua đó điều chỉnh hứng thú, động cơ chọn nghề của SV.

Thông thường, SV thi đậu vào một trường ĐH bất kỳ thường trải qua 4 giai đoạn
có mối quan hệ tương hỗ sau:

+ Giai đoạn một trước khi vào các trường CĐ, ĐH: đây là giai đoạn hình thành
ĐHNN trong quá trình học tập ở các trường phổ thông, làm quen với thế giới nghề

nghiệp, xác định lĩnh vực nghề nghiệp tương lai, xuất hiện động cơ, xu hướng, phẩm
chất nhân cách, những tiền đề đối với nghề nghiệp đã lựa chọn.

+ Giai đoạn hai, những học kỳ đầu của khóa học tại trường CĐ, ĐH: đây là giai
đoạn đào tạo nghề, hình thành và điều chỉnh ĐHNN, phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề,
những phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề, hình thành và phát triển tự ý thức
nghề nghiệp nhằm củng cố hoặc điều chỉnh ĐHNN.

+ Giai đoạn ba, học kỳ cuối của khóa học tại trường CĐ, ĐH: đây là giai đoạn
SV tham gia thực tập nghề nghiệp, “thâm nhập” nhân cách vào lao động nhằm hình
thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách phù hợp với nghề được đào tạo.

+ Giai đoạn bốn, sau khi tốt nghiệp khóa học tại trường CĐ, ĐH: đây là giai
đoạn SV tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội
những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có của nghề nhằm đạt được sự cân bằng và
tự nguyện gắn bó lâu dài với lĩnh vực nghề nghiệp mà mình tham gia.

Như vậy, theo chúng tôi quá trình ĐHNN của cá nhân tập trung chủ yếu vào giai
đoạn hai và giai đoạn ba: tìm hiểu về nghề và các yêu cầu của nghề, hình thành những
năng lực và phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề, “thâm nhập” nhân cách vào
hoạt động lao động nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách phù hợp với
nghề đã chọn sau khi trải qua quá trình đào tạo.Với nhà trường ĐH, CĐ, THCN, việc
hướng dẫn SV xây dựng cho mình một ĐHNN tương lai là nhiệm vụ quan trọng.
Chính định hướng này sẽ trở thành động cơ thúc đẩy từng SV tích cực học tập các môn
liên quan với nghề nghiệp đã chọn. Do đó, việc động viên SV nói lên dự định nghề
nghiệp tương lai của mình là rất cần thiết.

1.2.3.3. Sự phù hợp nghề dưới góc độ Tâm lý học

Đề cập tới việc chọn được nghề phù hợp, trước hết ta phải làm rõ được khái niệm
“phù hợp nghề”. Sự phù hợp nghề được xem là sự hoà hợp, sự ăn khớp, sự tương xứng
trong cặp “Con người – Nghề nghiệp”, cụ thể hơn, là sự tương ứng giữa những phẩm
chất, đặc điểm tâm sinh lý của con người với những yêu cầu cụ thể của công việc
trong nghề đối với người lao động. Nói như vậy ta sẽ thấy ngay rằng, sự phù hợp nghề
có nhiều mức độ. Thông thường người ta chia thành 4 mức độ sau:

1/ Không phù hợp: Sự không phù hợp có nhiều nguyên nhân như trạng thái sức
khoẻ, thiếu năng lực chuyên môn hoặc bị dị tật.

2/ Phù hợp một phần: nhiều phẩm chất, nhiều đặc điểm tâm sinh lý của người lao
động không đáp ứng được hết những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra. Nếu chỉ phù hợp
một phần thì con người rất khó trở thành một chuyên gia giỏi trong nghề.

3/ Phù hợp phần lớn: Trong trường hợp này, những phẩm chất cá nhân đáp ứng
được hầu hết các yêu cầu cơ bản của nghề hoặc nhóm nghề. Mức độ phù hợp phần lớn
thường thể hiện rất rõ ở hứng thú đối với công việc của nghề, ham thích và có năng lực
giải quyết nhiều hoạt động kỹ thuật trong nghề. Có được sự phù hợp phần lớn này, con
người sẽ thuận lợi trong phấn đấu trở thành người lao động có tay nghề cao hoặc dễ có
được những thăng tiến nghề nghiệp so với những người ít phù hợp.

4/ Phù hợp hoàn toàn: Đạt tới mức độ này, ta thấy con người đáp ứng được tất cả
những yêu cầu cơ bản do nghề đặt ra. Trong hoạt động nghề nghiệp, người lao động có
năng suất cao, thể hiện rõ xu hướng hoạt động và lý tưởng nghề nghiệp.

Để có thể lựa chọn được nghề nghiệp với các mức độ “phù hợp phần lớn” và
“phù hợp hoàn toàn” là một công việc rất khó khăn. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Sự nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp; sự
hiểu biết về “thế giới nghề nghiệp” trong xã hội hiện nay.

Sự phù hợp nghề sẽ là chỉ báo để cho biết cá nhân ấy có phù hợp với nghề hay
không. Một người được xem là phù hợp với nghề nào đó, nếu họ có những phẩm chất,
đặc điểm về tính cách hay khả năng đáp ứng cao những yêu cầu nghề nghiệp. Một
trong những cách thức để có thể đánh giá con người có phù hợp với nghề nghiệp hay
không bằng cách đối chiếu đặc điểm cá nhân với hệ thống yêu cầu nghề nghiệp cụ thể.
Sự phù hợp nghề hay không thường thể hiện ở những dấu hiệu cơ bản sau: Bảo đảm
tốc độ làm việc; Bảo đảm sự chính xác của công việc và Không bị công việc hay nghề
nghiệp làm tổn hại bản thân quá mức [13].

Bên cạnh đó, để có thể chọn nghề phù hợp cần quan tâm đến khái niệm “miền
chọn nghề tối ưu”. Chính miền chọn nghề tối ưu sẽ là một trong những lý luận rất cơ
bản để việc ĐHNN được quan tâm và đạt đến kết quả tối ưu như một yêu cầu cơ bản.
Trong đó, miền chọn nghề tối ưu cần thỏa mãn ba điều kiện là: Phù hợp với hứng thú
của cá nhân; Phù hợp với năng lực của bản thân và Phù hợp với yêu cầu phát triển sản
xuất của xã hội.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ mô tả miền chọn nghề tối ưu

Có thể nói sự phù hợp nghề là một vấn đề hết sức quan trọng và cơ bản trong lý
luận về nghề. Nó cũng là cơ sở rất quan trọng để xem xét, đánh giá hiệu quả của công
tác ĐHNN hay giáo dục hướng nghiệp.