Khái niệm dịch vụ được hiểu như thế nào ? So sánh dịch vụ với hàng hóa

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm kiến thức về vấn đề dịch vụ; Khái niệm dịch vụ; So sánh dịch vụ với hàng hóa; Điểm khác biệt giữa dịch vụ và hàng hóa; Phân loại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về dịch vụ…

 

1. Khái quát về vấn đề dịch vụ 

Trong vòng vài thập kỷ gần đây, ngành dịch vụ phát triển nhanh chóng.

Ngày nay, ngành dịch vụ tạo ra 72,8% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại các nước phát triển và sử dụng nhân lực hơn cả hai hgành nông nghiệp và công nghiệp gộp lại (lên tới 73,3%).

Sự phát triển nhanh chóng trong công nghệ thông tin đã dẫn đến kinh tế không biên giới và tạo tiềm năng to lớn cho sự phát triển dịch vụ và thưong mại trong dịch vụ. Các dịch vụ viễn thông và thông tin, dịch vụ tài chính và vận tải không chỉ cung cấp những sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng mà còn đưa cả những đầu vào sản xuất Cơ bản cho hàng loạt các ngành công nghiệp sử dụng. Đó là nhũng trụ cột của hạ tầng cơ sở khắp thế giới và cũng là “huyết mạch” cho nền kinh tế toàn cầu thực thụ. Các ngành dịch vụ khác như xây dựng, chế tạo, quảng cáo, truyền thông, kế toán, dịch vụ pháp lý và y tế, du lịch và giáo dục cũng đều có ý nghĩa trong thương mại quốc tế.

 

2. Khái niệm dịch vụ

Về khái niệm dịch vụ không có điểm thống nhất với nhau. Dịch vụ có nhiều định nghĩa khác nhau.

Dịch vụ có thể có hai nghĩa:

Thứ nhất, nghĩa rộng thì sản phẩm dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế thứ 3 thuộc vào nền kinh tế quốc dân. Nó bao gồm nhiều hoạt động về kinh tế bên ngoài 2 lĩnh vực chính đó là nông nghiệp và công nghiệp.

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, sản phẩm dịch vụ lại là các hoạt động có ích của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại được dưới dạng hình thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu. Thế nhưng vẫn có thể đáp ứng được đầy đủ và nhanh chóng, văn minh những nhu cầu về sản xuất và đời sống trong xã hội.

Như vậy, dịch vụ là những sản phẩm kinh tế gồm công việc dưới dạng lao động thể lực, quản lý, kiến thức, khả năng tổ chức và những kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân và tổ chức.

Dưới đây sẽ là một số nhận định về khái niệm cũng như định nghĩa ở các tác giả, cuốn sách khác nhau như sau: 

– Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.

– Từ điển Wikipedia: Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận.

– Theo Philip Kotler: “dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả. Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”

– Trong kinh tế học Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (nguồn trích dẫn wikipedia.org)

– Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật giá năm 2012, dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng không hề tách rời nhau, bao gồm những loại dịch vụ trong hệ thống các ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, qua các khái niệm trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm, bản chất của dịch vụ như sau:

– Dịch vụ là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

– Dịch vụ gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.

– Nó là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.

 

3. So sánh dịch vụ với hàng hóa 

Về hàng hóa: Hàng hóa đề cập đến các sản phẩm tiêu thụ hữu hình, vật phẩm, hàng hóa được cung cấp bởi các công ty cho khách hàng để đổi lấy tiền. Chúng là những vật phẩm có đặc điểm vật lý, tức là hình dạng, ngoại hình, kích thước, trọng lượng, v.v … Nó có khả năng thỏa mãn mong muốn của con người bằng cách cung cấp cho chúng tiện ích. Một số mặt hàng được tạo ra để sử dụng một lần bởi người tiêu dùng trong khi một số mặt hàng có thể được sử dụng nhiều lần.

Hàng hóa là sản phẩm được giao dịch trên thị trường. Có một khoảng cách thời gian trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Khi người mua mua hàng hóa và trả giá, quyền sở hữu được chuyển từ người bán sang người mua.

Ví dụ : Sách, bút, chai, túi, v.v.

Về dịch vụ: Dịch vụ là sản phẩm kinh tế vô hình được cung cấp bởi một người theo yêu cầu của người khác. Đây là một hoạt động được thực hiện cho người khác.

Chúng chỉ có thể được giao tại một thời điểm cụ thể, và do đó chúng dễ hỏng trong tự nhiên. Họ thiếu bản sắc vật lý. Dịch vụ không thể được phân biệt với các nhà cung cấp dịch vụ. Điểm bán hàng là cơ sở để tiêu thụ dịch vụ. Dịch vụ không thể được sở hữu mà chỉ có thể được sử dụng. Bạn có thể hiểu điều này bằng một ví dụ: Nếu bạn mua vé để xem phim ở chế độ ghép kênh, điều đó không có nghĩa là bạn đã mua ghép kênh, nhưng bạn đã trả giá cho các dịch vụ tận dụng.

Người nhận dịch vụ nên tham gia đầy đủ khi dịch vụ được cung cấp. Đánh giá dịch vụ là một nhiệm vụ tương đối khó khăn vì các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cung cấp cùng một dịch vụ nhưng tính phí khác nhau. Có thể do phương thức họ cung cấp dịch vụ là khác nhau hoặc các tham số họ xem xét khi định giá dịch vụ của họ khác nhau.

Ví dụ: Dịch vụ bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, truyền thông, v.v.

4. Điểm khác biệt giữa dịch vụ và hàng hóa

Sự khác biệt cơ bản giữa hàng hóa và dịch vụ được đề cập dưới đây:

– Hàng hóa là mặt hàng vật chất mà khách hàng sẵn sàng mua với giá. Dịch vụ là những tiện nghi, lợi ích hoặc phương tiện được cung cấp bởi những người khác.

– Hàng hóa là vật phẩm hữu hình tức là có thể nhìn thấy hoặc chạm vào trong khi dịch vụ là vật phẩm vô hình.

– Khi người mua mua hàng hóa bằng cách xem xét, quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua. Ngược lại, quyền sở hữu dịch vụ là không thể chuyển nhượng.

– Việc đánh giá dịch vụ là khó khăn vì mỗi nhà cung cấp dịch vụ có cách tiếp cận dịch vụ khác nhau, vì vậy khó có thể đánh giá dịch vụ nào tốt hơn dịch vụ khác so với hàng hóa.

– Hàng hóa có thể được trả lại hoặc trao đổi với người bán, nhưng không thể trả lại hoặc trao đổi dịch vụ, một khi chúng được cung cấp.

– Hàng hóa có thể được phân biệt với người bán. Mặt khác, các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ không thể tách rời.

– Một sản phẩm cụ thể sẽ vẫn giống nhau về các đặc điểm và thông số kỹ thuật vật lý, nhưng các dịch vụ không bao giờ có thể giữ nguyên.

– Hàng hóa có thể được lưu trữ để sử dụng trong tương lai, nhưng các dịch vụ bị ràng buộc về thời gian, tức là nếu không có sẵn trong thời gian nhất định, thì nó không thể được lưu trữ.

– Trước hết, hàng hóa được sản xuất, sau đó chúng được giao dịch và cuối cùng được tiêu thụ, trong khi các dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc.

Như vậy, ngược lại với hàng hoá, nét đặc biệt nổi bật nhất của các dịch vụ là tính chất không thể xác định được hay là tính vô hình, mặc dù kết quả của một số dịch vụ có thể nằm ở trong sản phẩm.

Ví dụ, chẳng hạn như ý kiến pháp lý (ở trên giấy) hoặc trong phần mềm của máy vi tính (các đĩa). Không cần phải xác định các dịch vụ một cách trừu tượng, thực tế hơn là xác định nhũng hoạt động kinh tế với đầu ra vô hình chủ yếu. Cùng với tính chất không xác định ấy, các dịch vụ còn lệ thuộc vào cách tiếp cận chính sách thương mại khác với hàng hoá.

Thương mại hàng hoá chủ yếu bị vướng rào cản thuế quan và những giới hạn về lượng có hiệu lực ở biên giới. Còn dịch vụ, trái lại, bị lệ thuộc vào vô số các qui định ở cấp quốc gia và địa phương, gián tiếp tác động đến thương mại.

Nhiều qui định trong số đó mang tính chất phân biệt để bảo vệ những lợi ích hợp pháp chẳng hạn như y tế, an ninh công cộng, chính sách công hay qui định thận trọng (các dịch vụ tài chính).

Tuy nhiên còn có những trường hợp chỉ là những Rào cản Phi Thuế quan (NTBs) chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài.

Cũng có những biện pháp (chẳng hạn như không phân biệt) được áp dụng như những đòi hỏi dịch vụ công cộng nhằm bảo hộ những ngành kinh tế (như viễn thông) và ngăn cho nó khỏi bị cạnh tranh. Dịch vụ có thể được cung ứng gián tiếp (“thương mại” hoặc dịch vụ qua biên giới) hoặc có thể trực tiếp đối mặt (“thiết lập trụ sở” hay dịch vụ có mặt tại địa phương).

 

5. Phân loại của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về dịch vụ 

Theo cách phân loại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ được phân thành các phân ngành sau:

– Dịch vụ kinh doanh: gồm dịch vụ nghề nghiệp, máy tính và liên quan, nghiên cứu và phát triển, bất động sản, cho thuê, dịch vụ kinh doanh khác (quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tiếp thị, tư vấn…)

– Dịch vụ thông tin, liên lạc: gồm bưu điện, chuyển phát nhanh, viễn thông, nghe nhìn, dịch vụ khác.

– Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật: gồm xây dựng nhà cửa, lắp đặt máy móc, hoàn thiện công trình, dịch vụ khác.

– Dịch vụ phân phối: gồm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền, dịch vụ khác.

– Dich vụ đào tạo: gồm tiểu học, trung học, đại học, dịch vụ đào tạo khác.

– Dịch vụ môi trường: gồm thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh, dịch vụ khác.

– Dịch vụ tài chính: gồm tất cả bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, dịch vụ khác.

– Dịch vụ liên quan đến sức khỏa và xã hội: gồm chữa bệnh, bệnh viện, dịch vụ xã hội và các dịch vụ khác.

– Dịch vụ du lịch và liên quan: gồm khách sạn, nhà hàng, đại lý và điều hành du lịch, hướng dẫn du lịch và dịch vụ khác.

– Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao: gồm giải trí, tin tức, kiến trúc, bảo tàng, thể thao và các giải trí khác.

– Dịch vụ vận tải: gồm vận tải đường biển, thủy nội địa, hàng không, đường sắt, ô tô, đường ống, vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải khác.

– Dịch vụ khác: bao gồm bất kỳ loại dịch vụ nào chưa được nêu ở trên.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).