Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng LLCT – 123docz.net

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng LLCT

1.2.3.1. Khái niệm đào tạo

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Đào tạo là quá trình tác động đến
một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi
với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công nhất định, góp phần của
mình vào sự phát triển của xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài
người. Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường gắn với
giáo dục nhân cách” [42, tr. 124].

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Đào tạo là quá trình hoạt động có
mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền
đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng xuất và có hiệu quả”
[14, tr. 29]. Hiểu một cách chung nhất, đào tạo được xem như là một quá trình
làm cho người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định
đã đặt ra.

1.2.3.2. Khái niệm bồi dưỡng

Theo tài liệu của UNESCO thì: bồi dưỡng có nghĩa là nâng cao trình độ
nghề nghiệp; còn theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng

16

làm cho tốt hơn, giỏi hơn, bao gồm bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ [45, tr. 25]. Trong Từ điển Giáo dục học [43, tr. 27], khái
niệm bồi dưỡng được trình bày như sau:

(1) Nghĩa rộng: Quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách
và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã
chọn. Ví như, bồi dưỡng cán bộ, bồi dưỡng chí khí chiến đấu, bồi dưỡng các
đức tính cần kiệm, liêm chính,…

(2) Nghĩa hẹp: Trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích
nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Ví như,
bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng lý luận, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm,…

Như vậy, bồi dưỡng là quá trình liên tục nâng cao trình độ chuyên môn,
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoặc phẩm chất nói chung
trên cơ sở của những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trước đó. Trong hoạt
động bồi dưỡng LLCT của đề tài luận văn được hiểu: “bồi dưỡng là nhằm
nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương
lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân để họ hiểu rõ từ đó vận dụng vào các hoạt
động của đời sống thực tiễn đạt hiệu quả hơn” [29, tr. 55].

Bồi dưỡng với mục đích bổ sung cập nhật các kiến thức mới có tính bổ
trợ cho việc thực thi công vụ, tiếp thu các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong hoạt động quản
lý hành chính nhà nước về LLCT, tin học, ngoại ngữ, về công tác của các
ngành, đoàn thể… nhằm khắc phục những thiếu hụt về kiến thức lý luận, trình
độ chuyên môn và năng lực quản lý. Vì vậy, thời gian bồi dưỡng ngắn hơn so
với công tác đào tạo.

1.2.3.3. Khái niệm bồi dưỡng LLCT

17

niệm hoàn chỉnh về các quy luật và mối liên hệ cơ bản của hiện thực. Lý luận
là sự phản ánh và tái hiện hiện thực khách quan. Mọi lý luận đề quy định bởi
hoàn cảnh lịch sử, được hình thành từ điều kiện cụ thể của lịch sử sản xuất, kỹ
thuật và thực nghiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng
kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự
nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [29, tr. 487].

Theo nghĩa rộng, Lý luận là một dạng hoạt động của con người nhằm
thu nhận những tri thức về hiện thực tự nhiên, xã hội và cùng với thực tiễn tạo
thành hoạt động tổng thể của xã hội.

Theo nghĩa hẹp, Lý luận là một dạng tri thức khoa học đáng tin cậy về
một tổng thể các khách thể nào đó. Nó là hệ thống các luận điểm gắn bó chặt
chẽ với nhau về mặt logic và phản ánh bản chất, các quy luật hoạt động, phát
triển của khách thể để nghiên cứu.

Lý luận cách mạng tạo nên nền tảng tư tưởng của đảng. Đảng ra đời
trên nền tảng tư tưởng đó, tức là có lý luận một cách cơ bản nhất; những
người giác ngộ, tiên tiến cùng nhau xây dựng tổ chức đảng theo lý luận đó.
Khi đảng ra đời, cương lĩnh hành động, đường lối chiến lược, sách lược do
đảng đề ra cũng dựa trên nền tảng tư tưởng đó.

Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt rất phức tạp, nó liên quan trực tiếp
đến lợi ích của các giai cấp và các lực lượng xã hội nên có nhiều cách nhìn
nhận và cách tiếp cận khác nhau.

Trong Từ điển Triết học giản yếu Việt Nam [46, tr. 71] có viết: Chính
trị là lĩnh vực hoạt động gắn liền với mối liên hệ giữa các giai cấp, các dân
tộc và các tập đoàn xã hội khác nhau, mà hạt nhân là vấn đề giành, giữ và sử
dụng chính quyền nhà nước. Còn Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển
học Việt Nam [44, tr. 63] thì: Chính trị là những vấn đề thuộc về tổ chức điều
khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và quan hệ quốc tế về mặt nhà

18
nước giữa các nước với nhau.

Những quan điểm trên đã nêu được bản chất của Chính trị là tính giai
cấp, mối quan hệ và mục tiêu của các giai cấp, các lực lượng chính trị trong
việc giành quyền điều khiển nhà nước. Để đánh giá sự tiến bộ của xã hội
thông qua việc thực hiện dân chủ, mà dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, triệt để
nhất là quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước. V.I. Lênin cho rằng:
“Chính trị là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước; chính trị
phải là việc của nhân dân, việc của giai cấp vô sản” [48, tr. 482]. Khi xem xét
nguồn gốc, bản chất chính trị về mặt lợi ích, V.I. Lênin lại cho rằng: Chính trị

là biểu hiện tập trung của kinh tế.

Khi tiếp cận Chính trị với tư cách hình thức hoạt động nhằm duy trì
quyền lực chính trị có thể thấy: Chính trị là những hoạt động tổ chức, điều
hành, quan hệ của bộ máy đảng, nhà nước. Vì vậy, Chính trị có thể hiểu là
những hoạt động của một số cá nhân, một giai cấp, một chính đảng, một tập
đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành bộ máy nhà nước,
giành quyền lực chính trị.

Như vậy, Chính trị là vấn đề đa dạng, phức tạp, nhiều mối quan hệ,
nhiều lĩnh vực nghiên cứu xem xét và sử dụng theo mục đích, yêu cầu riêng
của từng môn khoa học. Song, điều quan trọng của tất cả các vấn đề liên quan
đến chính trị, thực hiện được mục đích của chính trị, tức là giành được quyền
lực chính trị của giai cấp này hoặc giai cấp khác đối với toàn xã hội.

Qua thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi
tiếp cận khái niệm Chính trị với tư cách là những hoạt động của Đảng Cộng
sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam nhằm giác ngộ nâng
cao nhận thức cho quần chúng nhân dân. Trong đó cán bộ, đảng viên cơ sở là
lực lượng nòng cốt để lãnh đạo, tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện mục

19

đích của Đảng là xây dựng và bảo về vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Vì lẽ đó, trải qua hơn 8 thập kỷ phát triển, Đảng ta luôn quan tâm đến
công tác giáo dục, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bồi dưỡng LLCT là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của
Đảng; đó là quá trình phổ biến, truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bồi dưỡng
LLCT được thực hiện theo các chương trình quy định, nhằm xây dựng thế
giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản, tạo nên bản
lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa học, vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng
xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, giáo dục đạo đức, lối
sống, tinh thần tự giác và tính tích cực trong các hoạt động xã hội cho mọi
tầng lớp nhân dân đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển đất nước.

Như vậy, Bồi dưỡng LLCT giữ một vai trò rất quan trọng, là trang bị và
cập nhật một cách thường xuyên những kiến thức của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, để sau
mỗi khóa bồi dưỡng mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu và vận dụng
những kiến thức lý luận đó vào thực tiễn công tác, sản xuất và học tập đạt kết
quả cao, đúng quy định.