Khái niệm, đặc trưng và vai trò của chiến lược kinh doanh | Vân Nguyên
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ xa xưa. Trong lĩnh vực quân sự, chiến lược được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Ngày nay, chiến lược được sử dụng khá phổ biến trong đời sống Kinh tế – Xã hội ở cả phạm vi vi mô cũng như vĩ mô. Ở phạm vi doanh nghiệp, ta thường gặp các thuật ngữ chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược công ty, quản trị chiến lược… sự xuất hiện các thuật ngữ này không đơn thuần là sự vay mượn. Khái niệm này bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan trong thực tiến quản trị của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng, cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của xã hội… làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động. Thực tiễn đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phân tích, nhanh chóng nắm bắt xu thế, khai thác thế mạnh, hạn chế mặt yếu, đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh để tìm ra nhân tố then chốt. Từ đó đề ra và thực hiện những chiến lược đúng đắn đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.
Do đó, chiến lược kinh doanh có thể định nghĩa như sau: Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiến chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
06 đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương hướng kinh doanh cần đạt tới trong đúng thời kỳ và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Trong thực tiễn hoạt động, doanh nghiệp phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lý và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả và khắc phục sự sai lệch của chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài sản hữu hình và vô hình) của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế, nắm bắt cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây dựng, đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
- Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên cấp cao. Để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin trong cạnh tranh.
Vai trò của chiến lược kinh doanh
Với những đặc trưng đó, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến không ít người gia nhập thương trường từ một số vốn ít ỏi nhưng nhanh chóng thành đạt và đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác nhờ có được chiến lược tốt.
Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng.
- Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững.
- Tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường.
Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự. Trong thực tế, phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ… đều xuất phát từ việc xây dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
Lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Việc tiến hành phân tích, chọn lựa và quyết định một chiến lược kinh doanh là cần thiết, để đảm bảo có được một chiến lược có tính khả thi cao, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều phương án, đưa ra được các tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc lựa chọn một chiến lược tối ưu. Nếu việc lựa chọn gặp khó khăn thì phải kiên nhẫn tìm cơ hội mới, không nên liều lĩnh. Cẩn nhớ rằng yếu tố chính trị, nét văn hóa của tổ chức cũng có ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn chiến lược.
Dựa trên nguyên tắc và tiêu chuẩn để ra, doanh nghiệp tiến hành so sánh các phương án chiến lược đã dự kiến với mục đích nhằm tìm ra được một chiến lược kinh doanh phù hợp để thực hiện. Chiến lược được lựa chọn phải là chiến lược tối ưu hoặc chí ít cũng phải là phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp. Để lựa chọn chiến lược, người ta thường xem xét các căn cứ sau:
Các căn cứ lựa chọn chiến lược
Khi lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp cần xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chon chiến lược. Trong các yếu tố này có cả yếu tố khách quan.
Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
Yếu tố này có thể tác động mạnh đến quá trình lựa chọn chiến lược. Thông thường, các doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng khác với chiến lược mà các doanh nghiệp có vị thế yếu lựa chọn.
Doanh nghiệp đứng đầu ngành thường cố gắng liên kết và tranh thú vị thế của mình, nếu có thể thì tìm kiếm cơ hội trong các ngành khác có tiềm năng tăng trưởng hơn. Đối với những ngành có mức tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có vị thế mạnh thường chọn chiến lược tăng trưởng tập trung. Trong khi đó, các doanh nghiệp có vị thế yếu thường phải chọn chiến lược nào đó có thể tăng khả năng cạnh tranh. Nếu không mang lại hiệu quả, thì phải nhanh chóng tìm cách thu hồi vốn đầu tư và chuyển hướng sản xuất.
Nhiệm vụ và mục tiêu
Hệ thống mục tiêu mà ban giám đốc và hội đồng quản trị đưa ra có nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn chiến lược. Vấn đề đặt ra là phải chọn được chiến lược phù hợp với hệ thống mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp chứ
không phải chi có mục tiêu lợi nhuận hoặc tặng trưởng.
Quan điểm của giám đốc điều hành
Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược. Đặc biệt là thái độ của giám đốc điều hành đối với rủi ro.
Giám đốc sợ rủi ro thường tìm cách tránh cho doanh nghiệp hoặc chấp nhận rủi ro ở mức thấp nhất. Chính vì vậy, họ sẵn sàng chấp nhận mức lợi nhuận chưa phải là tối ưu. Ngược lại, những giám đốc thích mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, thông thường có xu hướng tập trung vào các cơ hội nhằm kiếm lợi nhuận cao.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có nguồn vốn Iớn và dễ chuyển đổi sẽ có khả năng theo đuổi các cơ hội hơn những doanh nghiệp có vốn mỏng, không có đủ khả năng tài chính.
Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp
Yếu tố này quyết định rất lớn đến việc tổ chức thực hiện chiến lược và gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự thành công của chiến lược.
Sự phản ứng của các đối tượng hữu quan
Các đối tượng hữu quan có thể buộc doanh nghiệp không thể chọn các chiến lược theo mong muốn, mà buộc phải chọn chiến lược dung hòa và giải quyết được các mâu thuẫn đặt ra.
Yếu tố thời điểm
Sự thành công của một chiến lược có thể phụ thuộc nặng nề vào việc xác định đúng thời điểm thực hiện.
Kết quả đánh giá chiến lược hiện tại của doanh nghiệp
Việc nhận biết chính xác chiến lược hiện tại của doanh nghiệp là căn cứ để lựa chọn chiến lược mới và khẳng định Iại chiến lược hiện tại. Khi đánh gia chiến lược mà doanh nghiệp hiện đang theo đuổi, cần xem xét các yếu tố ngoại cảnh; các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
Kết quả phân tích danh mục đầu tư của doanh nghiệp
Phương pháp lựa chọn chiến lược
Chiến lược được quyết định dựa vào thực hiện phải là chiến lược tối ưu hoặc ít ra cũng phải là hay nhất trong các phương án chiến lược đã xây dựng. Muốn lựa chọn một chiến lược kinh doanh tốt nhất hoặc tối ưu trong số các chiến lược, ta cần thực hiện các bước sau:
- Xác định tiêu thức đánh giá. Ví dụ tổng số lợi nhuận thu được; mức độ rủi ro; lợi thế cạnh tranh…
- Xác định mức điểm của từng tiếu thức đánh giá. Mức điểm thể hiện mức độ áp dụng tiêu chuẩn đề ra theo nguyên tắc từ thấp đến cao.
- Phân tích và tính điểm. Tiến hành cho điểm theo từng tiêu thức cho tất cả các phương án chiến lược. Sau đó xác định tổng số điểm của từng phương án chiến lược kinh doanh.
- Tiến hành so sánh và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Về nguyên tắc, chiến lược kinh doanh được lựa chọn là chiến lược có tổng số các điểm cao nhất. Nhưng có khi cao nhất vẫn không được lựa chọn vì phương án đó chỉ đạt dưới mức trung bình.
Khi lựa chọn thường có các tình huống sau:
- Tình huống thứ nhất: trong số các chiến lược so sánh kể trên, có một chiến lược đạt tổng số điểm cao nhất và trên trung bình. Trong tình huống này, việc lựa chọn hết sức dễ dàng.
- Tình huống thứ hai: Trong số các phương án chiến lược so sánh, có hai hay nhiều phương án chiến lược đạt tổng điểm trung bình trở lên nhưng mức điểm bằng nhau. Điều đó có nghĩa là các phương án tương đương nhau và có thể chọn một trong số đó. Nếu số điểm của phương ăn nào có điểm của tiêu chuẩn đánh giá quan trọng cao nhất thì chọn chiến lược đó. Tuy nhiên cũng phải cân nhắc tới các yếu tố chính trị và văn hóa của công ty khi lựa chọn chiến lược.
- Tình huống thứ ba: trong số các chiến lược so sánh, có một chiến lược đạt điểm cao nhất, nhưng cũng chi ở mức trung bình. Điều này chứng tỏ rằng chiến lược kinh doanh ấy được xây dựng trên cơ sở không chắc chắn. Doanh nghiệp nên tiến hành xây dựng các phương án chiến lược từ đầu.
- Tình huống thứ tư. Không có phương án chiến lược nào đạt trung bình. Điều này chứng tỏ tất cả các phương án chiến lược đưa ra không có phương án nào đạt mục tiêu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải bắt đầu lại quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh bằng việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới hoặc xem xét giảm bớt mục tiêu đề ra. Nếu các chiến lược mới được xây dựng lại vẫn bị điểm dưới trung bình, doanh nghiệp không nên liều lĩnh thực hiện, mà nên tìm một cơ hội khác hoặc tham gia vào ngành kinh doanh mới.
Yêu cầu khi lựa chọn chiến lược
Khi lựa chọn chiến lược, cần đảm báo một số yêu cầu sau:
- Chiến lược lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện môi trường.
- Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với chính sách đối ngoại, quan điểm và phương pháp quản lý của ban giám đốc.
- Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với khả năng tài chính; Vật chất và nhân sự của doanh nghiệp.
Lựa chọn chiến lược là bước quyết định cuối cùng của việc xây dựng chiến lược và cũng là bước khởi đầu cho quá trình tổ chức thực hiện chiến lược. Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh đã đưa ra các bước cần thực hiện để có chiến lược kinh doanh khả thi. Nhưng để doanh nghiệp thành công trên thương trường thì việc lựa chọn một chiến lược phù hợp có ý nghĩa quyết định.
Với chiến lược được lựa chọn, doanh nghiệp phải tiến hành triển khai thực hiện chiến lược một cách hiệu quả. Đây là giai đoạn quan trọng và là bước chuyển hóa những mong muốn chiến lược của doanh nghiệp thành hiện thực.
4.4/5 – (7 bình chọn)