Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của giải quyết tranh chấp đất đai?

Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người, được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước…

1. Sự cần thiết của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người, được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước.

Trên cơ sở quan niệm như vậy, quan hệ pháp luật đất đai có các đặc điểm sau:

– Quan pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người (các quan hệ xã hội). Quan hệ này có thể là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất, quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước khi thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai;

– Quan hệ pháp luật đất đai phải là loại quan hệ được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh, quy định cho các bên trong quan hệ có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định;

– Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.

Sự cần thiết điều chỉnh quan hệ GQTCĐĐ bằng pháp luật

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội, các vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế đất nước sẽ không thể tránh được những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa chủ thể quản lý nhà nước và đối tượng quản lý và trong lĩnh vực đất đai cũng không ngoại lệ. Quá trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản lý, sử dụng đất đai với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về đất đai. Đó chính là tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Đã từ lâu ở nước ta, để giải quyết loại tranh chấp này, Nhà nước đã thiết lập con đường giải quyết hành chính, tòa án, theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện khiếu nại đến các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để được giải quyết theo thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khiếu nại. Sau khi Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1995 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 ra đời và có hiệu lực thi hành, việc giải quyết các tranh chấp hành chính về đất đai còn được Toà án nhân dân thực hiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Kể từ đó tới nay, pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Sự tồn tại song song hai phương thức giải quyết trong gần 20 năm qua mang lại hiệu quả tích cực, đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các các chủ thể sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bảo đảm pháp chế trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan. Tuy nhiên, sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành ngày đến nay, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai có xu hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp và phản ứng bức xúc của người dân, trong khi đó, việc giải quyết loại tranh chấp này cũng bộc lộ nhiều bất cập.

2. Phân loại tranh chấp đất đai

Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì TCĐĐ là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của TCĐĐ không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013 hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Trên thực tế, TCĐĐ không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản TCĐĐ được chia thành ba dạng như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…

Tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất: Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất khi giaỉ quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Theo điển a, khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2012 thì dạng tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

3. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của giải quyết tranh chấp đất đai

3.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai

Trên cơ sở khái niệm tranh chấp đất đai chúng ta có khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau: “giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật  nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai”.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay phải đảm bảo ba nguyên tắc dưới đây:

– Thứ nhất, luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

– Thứ hai, bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.

– Thứ ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương

3.2 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai

Trên cơ sở khái niệm tranh chấp đất đai chúng ta có khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau: “giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật  nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai”.

Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai có những đặc điểm sau:

– Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuận với nhau. Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ thỏa thuận thế nào, thương lượng ra sao mà chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước vào việc giải quyết đó mà thôi. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước với tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thể và Nhà nước sẽ cung cấp một công cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ không có được sự thống nhất. Một khi đã có sự tham gia của cơ quan nhà nước thì các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp là cần thiết, bởi lẽ có những quy phạm pháp luật này thì người dân cũng như chính cơ quan nhà nước mới biết chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và giải quyết theo trình tự, thủ tục gì.

– Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai, trong đó các đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.

– Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

– Đề cao hòa giải, huy động đoàn thể địa phương tham gia.

– Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây dựng…

– Cần phải hiểu phong tục, tập quán địa phương để có cách giải quyết thỏa đáng.

3.3 Mục đích và yêu cầu của giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn chế đến mức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức chi phí thấp nhất. Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại.

Giải quyết tốt tranh chấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Muốn có một nền kinh tế phát triển thì các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kinh tế thương mại nói riêng phải được điều chỉnh bằng pháp luật, phải đảm bảo bằng pháp luật. Việc đầu tiên là hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra bằng cách đặt ra các chế định và chế tài tạo thành một “sân chơi” lành mạnh và công bằng. Khi tranh chấp xảy ra phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết, nếu không giải quyết kịp thời thì hậu quả sẽ dây dưa kéo dài và thiệt hại rất lớn. Điều đó không những làm thiệt hại, kìm hãm phát triển nền kinh tế mà còn gây nên một khuyết điểm lớn của môi trường kinh doanh, các chủ thể sau tranh chấp có thể “quay lưng” lại với nhau đố kỵ và không tin tưởng lẫn nhau. Một tâm lý yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế.

Giải quyết hậu quả kịp thời tranh chấp còn có ý nghĩa cực kỳ quan trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiập, vừa góp phần tạo môi trường pháp lý có kỷ cương. Trong sản xuất kinh doanh tạo niềm tin, thực hiện công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tính hiệu quả được xét ở hai góc độ hiệu quả chuyên môn và hiệu quả kinh tế. Muốn vậy trong khi tiến hành một hình thức giải quyết tranh chấp  nào cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật Minh Khuê