Khái niệm đặc điểm của thuế là gì? Vai trò của thuế như thế nào?

Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.

1. Khái niệm của thuế và đặc điểm của thuế là gì?

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thề nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

Đặc điểm của thuế

  • Tính bắt buôc

Nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph E. Stiglitz cho rằng: “Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”.Thu nhập của ngưòi nộp thuế được chuyển giao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế. – Tính bắt buộc của thuê không mang nội dung hình sự, nghĩa là việc đóng thuê cho Nhà nước không phải là kết quả nảy sinh từ hành vi phạm pháp mà là nghĩa Vụ đóng góp được pháp luật thừa nhận và xã hội tôn vinh. Khác vói hình thức động viên khác: + Hình thức phí, lệ phí và công trái nói chung mang tính tự nguyện và có tính chất đối giá. + Phạt tiền cũng là hình thức bắt buộc, song nó chỉ xảy ra khi ngưòi bị phạt có hành vi vi phạm luật lệ làm phương hại đến lợi ích Nhà nưóc hoặc cộng đồng.

  • Tính không hoàn trả trưc tiếp

– Trước khi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho ngưòi nộp thuế.

– Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.

– Ngưòi nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế vối lý do họ không được hoặc ít được hưởng những lợi ích trực tiếp từ nhà nước.

– Lợi ích từ việc nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công cộng của nhà nước cho cộng đồng và xã hội. Khác vổi hình thức động viên khác: Phí, lệ phí và tín đụng Nhà nước bởi những khoản này có tính chất đối ứng rõ rệt và phần nào đó mang tính chât tự nguyện, trao đổi ngang bằng giữa khoản phải trả và lợi ích dịch vụ mà họ nhận được.

Tính pháp lý cao

– Tính pháp lý được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước. Nhà kinh tế học Joseph E. Stiglitz nói rằng: “Việc chuyển giao bắt buộc này giông như là ăn trộm, chỉ có một điểm khác chủ yếu là: trong khi cả hai cách chuyển đều là không tự nguyện, thì cách chuyển qua Chính phủ có mang tấm áo choàng hợp pháp và sự tôn trọng do các quá trình chính trị ban cho”

– Được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về phạm vi, hình thức và các thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như: đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác.

 

2. Vai trò của thuế

  • Huy đông nguồn lưc tài chính cho Nhà nước

– Hầu hết các quốc gia ỉrên thê giới, thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất. Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu của ngân sách. – ở nước ta, nếu không tính các khoản thu từ dầu thô, nguồn thu từ thuế cũng thường chiếm trên 90% tổng các khoản thu của ngân sách nhà nước trong vòng một thập kỷ trỏ lại đây.

Điều tiết kinh tế vĩ mô

– Cơ sở: xuất phát từ khả năng tái phân phổi của cải làm thay đổi tương quan lực lượng vật chất của các đối tượng điều chỉnh trong nền kinh tế. – Biểu hiện:

+ Thứ nhất, thuế có thể được sử dụng như một công cụ nhạy bén góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Trường hợp lạm phát do nguyên nhân cầu kéo làm giá cả tăng cao, nhà nước có thể dùng biện pháp điều chỉnh tăng thuế tiêu dùng làm giảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo, trên cơ sỏ đó điều chỉnh lại cân bằng quan hệ cung cầu.

Trường hợp lạm phát nảy sinh từ nguyên nhân chi phí đẩy thì việc giảm thuế đối vói các yếu tố đầu vào là cần thiết nhằm giảm nhẹ áp lực tăng chi phí và tạo điều kiện hạ giá bán sản phẩm, trên cơ sở đó lập lại quan, hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường.

Trong bôì cảnh nền kinh tế phát triển quá nóng, nhà nước cc thể tăng thuế nhằm giảm bớt đầu tư tư nhân.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển trì trệ, việc giảm thuế đầu tư sẽ góp phần kích thích đầu tư, kích cầu tiêu dùng làm cho kinh tế hồi phục nhanh hơn.

Áp dụng chính sách thuế phân biệt giữa các ngàmh các lĩnh vực, các khu vực, các vùng lãnh thổ khác rhau có tác dụng phân bổ lại nguồn lực, tạo ưu thế tương đối cho những vùng, khuc vực ngành nghề cần ưu tiên piát triển nhằm duy trì hoặc lập lại trạng thái phát triển hài hoà, cân đối của toàn bộ nền kinh tế.

+ Thứ hai, thuế được coi là công cụ sắc bén để phân phôi ki sản phẩm xã hội nhằm đạt mục tiêu công bằng xã hội (Công bằng theo chiều ngang, công bằng theo chiều dọc) Thuế có thể thực hiện được những mục tiêu công bằngỊ lày nếu nó bao quát được hầu hết đốì tượng nộp thuế và phân biệt mức đóng góp thông qua các mức thuế suất khác nhau, đặc biệt là thuế suất luỹ tiến theo thu nhập.

+ Thứ ba, thuế còn được coi là công cụ sắc bén được sử dụng nhằm đạt mục tiêu bảo hộ sản xuất nội địa và duy trì, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điểu kiện hội nhập quốc tế.

– Trong các công cụ bảo hộ (thuế và phi thuế) thì thuế quan được coi là hàng rào bảo hộ linh hoạt và hiệu quả nhất nhằm điều hoà áp lực cạnh tranh.

– Mức thuế cao đôi vối hàng nhập khẩu có tác dụng giảm bớt hoặc triệt tiêu lợi thế giá cả giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.

– Mức thuế thấp hoặc bằng không đối với hàng nhập khẩu có tác dụng khuyến khích nhập khẩu những hàng hoá cần thiết bù đắp thiếu hụt cho nền kinh tế đồng thòi gây áp lực cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho những ngành hàng nội địa tương tự.

– Các công cụ bảo hộ mỏi như thuế chống bán phá giá, thuế chông trợ cấp và thuế đối kháng có thể được sử dụng bổ sung cho thuế quan trọng việc bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hiệu quả.

– ở cấp độ cao hơn, hệ thông thuế hợp lý với mức thu vừa phải sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế

Giữa vai trò huy động nguồn lực tài chính và vai trò điều tiết kinh tế có mối quan hệ gắn bó mật thiết vối nhau. Tuy nhiên, thực thi hai vai trò này không phải lúc nào cũng đạt được sự đồng thuận. Đó là tính hai mặt của thuế , nó có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tê một cád tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực.

 

3. Hệ thống thuế

  • Khái niệm hệ thống thuế

Hệ thống thuê là tổng hợp các sắc thuế khác nhau có mốỉ quai hệ thống nhất, biện chứng, phụ thuộc nhau, cùng h ưmg vào một mục tiêu chung nhằm thực hiện các nhiệm vu nhất định của Nhà nước trong từng thòi kỳ.

  • Phân loại đối tượng thuế

Nếu căn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia các sắc thuê thành ba loại:

 – Tlhuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng :hịu thuế là thu nhập nhận được. Thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần… Do vậy, thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập doanh nghiệp…

– Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuê giá trị gia tăng…

 – Thuế tài sản là các loại thuế có đốì tượng chịu thuế là giá trị tài sản. Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện: tài sản tài chính gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, thương phiếu…; tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máy móc, nhà máy, xe cộ…, tài sản vô hình như nhãn hiệu, kỹ thuật và lợi thế thương mại. Nói chung thuế tài sản thường đánh trên giá trị của tài sản cô” định gọi là thuế bất động sản, đánh trên tài sản chính gọi là thuế động sản.

 

4. Phân loại theo phương thức đánh thuế

Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Vì ngưòi nộp thuê trực thu là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nên khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế của người nộp thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn. Thuế trực thu thường bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập nhận được. Chúng có thể gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất… Thuế gián thu là loại thuêí không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuê mà đánh một cách gián tiếp thông qua giả cả hàng hóa và dịch vụ. Người sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ cộng thêm phần thuế vào trong giá bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Khi hàng hóa và dịch vụ được bán, ngưòi sản xuất thay mặt người tiêu dùng nộp khoản thuế gián thu cho nhà nước. Thuê gián thu mang tính chất thuế lũy thoái vì mức thuế không phục thuộc vào thu nhập có khả năng nhận được của người nộp thuế. Thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và nhập khẩu.

Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế

 Tùy theo phạm vi và thẩm quyền trong việc ban hành chính sách, chế độ thuế, hệ thông thuế có thể được chia thành thuế Trung ương và thuế địa phương. Thuế Trung ương là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyên Nhà nước ở Trung ương ban hành, cộn thuế địa phương là do chính quyền địa phương ban hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế Trung ương đều nộp hết vào ngân sách Trung ương mà một phần của thuế Trung ương có thể được trích vào ngân sách địa phương.

 

5. Các tiêu chuẩn xây dưng hê thống thuế

Tiêu chuẩn công bằng Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử. Trong một xã hội dân chủ, tính công bằng cần phải được thực hiện trước hết đối vối việc phân chia gánh nặng của thuế khóa. Các nhà kinh tê cho rằng tính công bằng của thuế khóa phải dựa trên nguyên tắc công bằng ngang và nguyên tắc công bằng dọc. Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang’, nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt đều như nhau thì được đối xử ngang nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, tiêu chí này chỉ mang tính chất định hướng vì có nhiều cách hiểu khác nhau và rất khó cụ thể hoá các tiêu thức để xác định như thế nào là có điều kiện như nhau. Trên thực tế, thường chỉ có thể vận dụpg là: nếu các cá nhân có cùng thân phận (đỊa vị) pháp lý và có tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội như sản xuất, kinh doanh, chiếm hữu, tiêu dừng… thuộc các sự kiện làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuê được pháp luật quy định thì đểu có nghĩa vụ đóng thuê” cho nhà nước.

Hệ thông thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu ngưòi có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác. Một hộ thống thuê có tính công bằng theo chiểu dọc sẽ được hiểu là một hệ thông thuế luỹ tiến so với thu nhập nhằm hạn chê bớt khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo công bằng giữa các thành viên trong xã hội. Sự công bằng ngang thông thường hiện diện ngay trong mỗi sắc thuế và được biểu hiện chủ yếu ở nội dung xác đinh phạm vi đôi tượng nộp thuế, đốì tượng chịu thuê’ của mỗi loại thuế. Tuy nhiên, sự công bằng dọc ít khi thể hiện đầy đủ trong một sắc thuế cụ thể do sứ mệnh của mỗi sắc thuế trong hệ thống thuế có thể rất khác nhau. Vì vậy, tính công bằng chỉ nên được đánh giá ò góc độ toàn hệ thông mà không nên đánh giá rièng biệt đốì với từng sắc thuế riêng lẻ.

Tiêu chuẩn hiệu quà Hệ thông thuế phải đảm bảo tính hiệu quả xét trên các mặt sau đây: Thứ nhất, hiệu quả can thiệp đôì với nền kinh tế là lớn nhất. – Giảm tối thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phần bổ nguồn lực kinh tế đã đạt được hiệu quả dưới tác động của lực lượng thị trường. – Tăng cương vai trò của thuế đối vối việc phân bố nguồn lực chưa đạt được hiệu quả. Thứ hai, hiệu quả tổ chức thu thuế là lớn nhất. Trên thực tế khi thu thuế bao giờ cũng phát sinh chi phí, đó là chi phí trực tiếp của cơ quan thuế (chi phí để thu thuế) và chi phí gián tiếp (chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế). Tính hiệu quả của thu thuế thể hiện: thuế thu được nhiều nhất trên cơ sở chi phí hành chính thuế là thấp nhất. Các khoản chi phí hành chính này phụ thuộc vào: Tính phức tạp của hệ thông thuế (các điều khoản miễn giảm; số lượng, mức độ phân biệt của thuế suất đối với đối tượng nộp thuế cũng như cơ sở tính thuế…) Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thông thuê phải đơn giản, chứa đựng ít mục tiêu xã hội. Mặt khác hệ thống thuế có đơn giản, dễ hiểu thì việc quản lý, kiểm tra kiểm soát của Nhà nưốc đôi với người nộp thuế mối dễ dàng thuận lợi.

Tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch Một hệ thông thuế chính xác thể hiện sự rõ ràng và minh bạch trước hết phải chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn nộp thuế và dễ xác định mức thuế phải nộp. Thuế trực thu (thuế thu nhập cá nhân) thường có tính minh bạch hơn thuế gián thu. Tính minh bạch dễ dàng đạt được hơn khi chính sách thuế đơn giản. Nếu một chính sách thuế phức tạp với quá nhiều mức thuế suất phân biệt và các điều khoản miễn giảm thuế sẽ gây ra tình trạng không có chuẩn mực rõ ràng trong cách hiểu và vận dụng, làm cho người nộp thuế khó hiểu và do đó khó tự giác chấp hành, còn cơ quan thu thuế gặp khó khăn trong quản lý thu nộp. Vì lẽ đó, phát sinh ra sự tùy tiện, tạo kẽ hở trôn và tránh thuế, đồng thòi tăng chi phí hành chính thuế.

Tiêu chuẩn linh hoạt Hệ thống thuê phải có tính linh hoạt, được thể hiện thông qua khả năng thích ứng một cách dễ dàng vói những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Một số chính sách thuế có cơ chế ổn định tự động rất hữu hiệu đó là thuế thu nhập, mức thuế thu nhập sẽ tự thay đổi mà không cần phải thay đổi chính bản thân chính sách thuế. Thu nhập chịu thuế phụ thuộc vào thu nhập thực tế, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập thực tế giảm dẫn đến mức thuế phải nộp giảm, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng nhiều thì thuế phải nộp cũng tự động tăng lên, nên có tác động hạn chế nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên tính tự động điều chỉnh chưa thật sự tỏ ra hữu hiệu, nó chưa có những tác động đủ mạnh trước sự biến động lớn của nền kinh tế, vì vậy bắt buộc các Chính phủ trong những điều kiện nhất định phải chủ động điều chỉnh các loại thuế và thuế suất. Yêu cầu xây dựng hệ thống thuế chính là phải kết hợp những tiêu chí đó một cách tối ưu nhất nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thông một cách tốt nhất trong hoàn cảnh kinh tế – xã hội cụ thể phù hợp với từng quốc gia và từng giai đoạn phát triển kinh tế.

Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)