Khái niệm, đặc điểm của báo cáo – Kỹ thuật soạn thảo báo cáo – 123docz.net

– Như Điều 3; Ban Giám hiệu;

4. Kỹ thuật soạn thảo báo cáo

4.1. Khái niệm, đặc điểm của báo cáo

4.1.1. Khái niệm

Báo cáo là một loại văn bản dùng để trình bày một sự việc hoặc các kết
quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức trong một thời gian nhất định, qua đó cơ
quan, tổ chức có thể đánh giá tình hình thực tế của việc quản lý, lãnh đạo định
hướng những chủ trương mới phù hợp.(4)

Báo cáo trong quản lý nhà nước là loại văn bản dùng để phản ánh tình
hình thực tế, trình bày kết quả hoạt động cơng việc trong hoạt động của cơ quan
nhà nước, giúp cho việc đánh giá tình hình quản lý, lãnh đạo và đề xuất những
biện pháp, chủ trương quản lý mới.

4.1.2. Đặc điểm của báo cáo

Về chủ thể ban hành: Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền
và nghĩa vụ ban hành báo cáo nhằm phục vụ mục đích, yêu cầu công việc cụ thể.
Khác với các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo khơng mang tính xử sự
chung, không chứa đựng các quy định mang tính bắt buộc thực hiện và bất kỳ
một biện pháp chế tài nào. Báo cáo là loại văn bản dùng để mô tả sự phát triển,
diễn biến của một công việc, một vấn đề do nhu cầu của hoạt động quản lý và
lãnh đạo đặt ra. Việc viết báo cáo của các tổ chức nhà nước hay tư nhân để tổng
kết, đánh giá kết quả công việc, hoặc báo cáo về một sự việc, vấn đề nào đó gửi
cho cơ quan, tổ chức là việc làm cần thiết cho quá trình tổ chức quản lý của nhà
nước.

Về lý do viết báo cáo: Báo cáo có thể được viết định kỳ nhưng cũng có
thể được viết theo yêu cầu của công việc của cơ quan quản lý (vì lý do đột xuất,
bất thường). Các cơ quan cấp trên tiếp nhận báo cáo và dùng nó như một
phương tiện để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc
để tổng kết công tác theo từng thời kỳ hay từng phạm vi nhất định.

Báo cáo nên viết bằng ngôn ngữ phổ cập, nêu các sự kiện, nhận định,
đánh giá, có thể dùng các số liệu để minh họa, trình bày theo lối biểu mẫu, theo
sơ đồ và các bản đối chiếu nếu xét thấy dễ hiểu và ngắn gọn.

Những báo cáo chuyên đề có thể dùng bảng phụ lục để tổng hợp các số
liệu liên quan đến nội dung báo cáo, có thể lập bảng thống kê các biểu mẫu so
sánh, các tài liệu tham khảo…