Khái niệm container và những loại container phổ biến hiện nay
Mục Lục
Làm rõ khái niệm container là gì?
– Container là gì? Theo khái niệm cơ bản container được hiểu đó là một cái hộp hình khối chữ nhật và được làm bằng thép cực lớn. Phần ruột của container rỗng, có cửa mở gồm 2 cánh tại một mặt, cửa có chốt cài để đóng kín. Phần vỏ ngoài của container được sơn với nhiều màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, đen, cam, trắng…
– Theo hiệp hội vận tải quốc tế thì container chính là một hệ thống vận chuyển hàng hóa (một công cụ vận tải) đa phương thức. Các các container này phải đạt theo tiêu chuẩn ISO 668:2013 với các đặc điểm như sau:
+ Có hình dáng cố định, có tính bền. Nhất là container phải đủ độ chắc để có thể sử dụng lại được nhiều lần.
+ Phải được cấu tạo đặc biệt, nhằm mang đến sự thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mà không phải bốc dỡ, đóng xếp lại dọc đường hay ở cảng.
+ Theo đúng khái niệm container chuẩn ISO cần phải được lắp đặt thiết bị riêng. Nhằm cho phép container thuận tiện trong việc xếp dỡ cũng như tiện lợi trong việc thay đổi từ phương thức vận tải này sang đến một phương thức vận tải khác.
+ Có thiết kế cấu tạo đặc biệt để tạo sự thuận tiện nhất cho việc đóng xếp hàng vào và bốc dỡ hàng ra container.
+ Có dung tích bên trong container phải đạt không ít hơn 1m3
==> Đó là những khái niệm container bạn cần biết. Thêm đó, chuyên gia ngành vận tải còn nhận định rằng: Việc container vận tải ra đời, đã góp phần mang đến sự thay đổi diện mạo mới, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Do đó, với xã hội ngày nay, có đến hơn 90% hàng hóa (tính trên toàn thế giới) được đóng trong các container và được bốc xếp lên các tàu chuyên chở. Đồng thời, theo thống kê có đến hơn 200 triệu container được chuyên chở hàng năm.
Các loại container phổ biến hiện nay
– Phần trên, Vinatransit đã giúp mọi người hiểu được khái niệm container là gì. Tiếp đến ở phần thông tin này, chúng tôi sẽ giúp mọi người biết về các loại container phổ biến. Điều này rất cần thiết, giúp người dùng có thể tìm chọn đúng loại container phù hợp với nhu cầu dùng.
– Hiện trên thị trường rất đa dạng về các loại container. Nhưng chúng lại được chia làm 2 nhóm chính đó là: nhóm container không theo tiêu chuẩn ISO và nhóm container đạt tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên, loại container không đạt tiêu chuẩn lại không được sử dụng rộng rãi, do đó chúng ta sẽ không nói đến. Về loại container đạt tiêu chuẩn ISO lại phân thành nhiều chủng loại khác nhau. Và các loại container phổ biến đạt chuẩn chuyên dụng gồm có những loại như sau:
1. Container khô (còn gọi container bách hóa)
Đây là loại container cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến nhất trong ngành nghề vận tải biển. Chúng được sử dụng để chuyên chở những mặt hàng khô như: lúa gạo, xi măng, bột, thép…. Do đó, có tên gọi là container khô. Container khô còn có ký hiệu là DC (Dry container) và được viết tắt là 20’DC hay 40’DC.
2. Container chuyên dụng
Đúng như tên gọi đây là loại container được thiết kế riêng biệt. Vì chúng chỉ được dùng để chuyên chở một loại hàng hóa đặc thù. Hiện có 2 loại container chuyên dụng gồm có container chuyên dụng chở ô tô và container chuyên chở súc vật. Mỗi loại container chuyên dụng khác nhau sẽ có thiết kế đặc thù khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở.
3. Container lạnh (RE (Reefer)
– Container lạnh cũng thuộc top các loại container phổ biến. Chúng được thiết kế thành khối kho lạnh khép kín, để vận chuyển những loại hàng hóa đông lạnh, thuốc y tế hoặc hàng tươi sống…. Nên cần được thiết kế đặc biệt, nhằm đảm bảo nhiệt độ tốt, ổn định để bảo quản hàng hóa. Hiện trong mỗi Container lạnh đều được đặt thiết bị theo dõi (GPS), thiết bị này giúp giám sát thực chuẩn xác ngay cả khi hàng hóa thực phẩm đang trung chuyển 24/7.
– Container lạnh gồm có 2 loại: 1 loại với lớp ngoài cùng bằng nhôm và một loại là bằng thép (sắt) không gỉ, ở giữa là lớp PU cách nhiệt với độ dày 60mm có tỉ số nén cao. Thêm đó, bên trong cùng lại là lớp inox có dập sóng tăng cứng. Nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi hàng hóa.
4. Container mặt phẳng (FR – Flat rack)
Loại container này có thiết kế vô cùng đặc biệt, khác với những loại container khác. Với sự thiết kế không vách, không mái và chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, nên đã được gọi là container mặt phẳng. Thế đó, loại container này chỉ chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa hạng nặng như: máy móc, sắt thép, thiết bị…. Bên cạnh đó, cũng có một số loại container mặt bằng nhưng có vách 2 đầu. Vách này có thể tháo rời hoặc cũng có thể được cố định, gập xuống.
5. Container mở nóc (OT – Open top)
Container mở nóc cũng nằm trong danh sách các loại container phổ biến. Container OT được thiết kế không có phần nóc. Điều này giúp cho viết đóng hàng, bốc rút hàng đơn giản và thuận tiện hơn. Sau khi hàng hóa đã được đóng xếp xong, nóc container sẽ được phủ bằng tấm bạt. Nhằm tránh thời tiết mưa gió gây ảnh hưởng đến hàng hóa. Mọi người thường dùng container mở nóc để chuyên chở máy móc, gỗ có thân dài, thiết bị xây dựng hoặc những loại hàng cồng kềnh khác….
Thông tin về kích thước các loại container cần biết
– Tuy đã nắm rõ về khái niệm Container là gì? nhưng bạn cũng cần phải biến bề kích thước của từng loại container tương ứng. Để có thể chọn đúng kích thước container phù hợp với số lượng, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển.
– Container đã trở thành loại phương tiện vận tải rất phổ biến và mang tính chất quốc tế. Thế nên, các container cần phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn ISO, để có thể dễ dàng sắp xếp lên trên tàu, xe chuyên dụng, toa xe lửa…. nhằm dễ dàng trong việc vận chuyển và thuận tiện cho quá trình xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện này sang phương tiện khác. Nên theo đó, kích thước các loại container cũng phải đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế. Do vậy, hiện có 3 loại kích thước container cơ bản, phổ biến đó:
+ Container 20 feet với chiều Dài 6,060m x Rộng 2,440m x Cao 2,590m.
+ Container 40 feet với chiều Dài 12,190m x Rộng 2,440m x Cao 2,590m.
+ Container 45 feet với chiều Dài 13,716m x Rộng 2,500m x Cao 2,896m.
– Ngoài ra, để đo lường được sức chứa của thùng container, cần được tính theo đơn vị đại lượng TEU (Twenty-foot equivalent units). Các chuyên gia cũng đã đã quy đổi 1 TEU sẽ bằng tương đương với container 20 feet và 2 TEU sẽ tương đương với container 40 feet. Và kích thước các loại container phổ biến cụ thể như sau:
1. Container 20 feet Thường – 20”GP
Loại container này có kích thước gồm:
-
Kích thước bên ngoài: D6,060mm x C2,590mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D5,898mm x C2,395mm x R2,286mm.
2. Container 20 feet lạnh – 20”RF
Kích thước gồm có:
-
Kích thước bên ngoài: D6,060mm x C2,590mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D5,485mm x C2,265mm x R2,352mm.
3. Container 40 feet khô – 40”GP
Chúng có số liệu về kích thước như sau:
-
Kích thước bên ngoài: D12,190mm x C2,590mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D12,032mm x C2,392mm x R2,350mm.
4. Container 40 feet cao 40’HC
Container này có kích thước đạt chuẩn như:
-
Kích thước bên ngoài: D12,190mm x C2,895mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D12,032mm x C2,698mm x R2,352mm.
5. Container 40 feet Lạnh – 40”RF
Với đầy đủ kích thước cụ thể như:
-
Kích thước bên ngoài: D12,190mm x C2,590mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D12,558mm x C2,225mm x R2,291mm.
6. Container 40 feet cao lạnh
Container 40 feet cao lạnh này có kích thước hơi giống như container 40”RF. Tuy nhiên, về phần chiều cao thì lại cao hơn.
-
Kích thước bên ngoài: D12,190mm x C2,895mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D11,572mm x C2,521mm x R2,296mm.
7. Container 20 feet Flat Rack – 20” FR
Đây là loại container được áp dụng để chuyên chở hàng quá khổ. Nên đó cũng có thiết kế về kích thước đặc biệt:
-
Kích thước bên ngoài: D6,060mm x C2,590mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D5883mm x C2,259mm x R2,347mm.
8. Container 40 feet Flat Rack – 40”FR
Có những kích thước đầy đủ đạt chuẩn như:
-
Kích thước bên ngoài: D12,190mm x C2,590mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D11,650mm x C1,954mm x R2,347mm.
9. Container 40 feet Open Top (OT)
Có kích thước như sau:
-
Kích thước bên ngoài: D12,190mm x C2,590mm x R2,440mm.
-
Kích thước bên trong: D12,034mm x C2,360mm x R2,348mm.
Vinatransit – Đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp vận chuyển container uy tín
– Với những phần thông tin nêu trên, tin rằng mọi người đã nắm rõ khái niệm Container là gì? Các loại container phổ biến, cũng như kích thước các loại container. Tiếp đến, việc của mọi người là hãy tìm chọn đơn vị cung cấp vận chuyển container uy tín để giúp bạn thực hiện vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước đơn giản – nhanh chóng – tiết kiệm.
– Thấu hiểu nhu cầu vận chuyển Container ngày một phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Nên Vinatransit đã ra đời, nhằm cung cấp đến khách hàng một dịch vụ vận tải Container uy tín và chất lượng nhất. Bởi Vinatransit có kinh nghiệm lâu năm trong ngành vận tải hàng hóa. Kết hợp với đó là sự đầu tư hỗ trợ tốt từ các cơ sở máy móc, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ và chuyên dụng. Nên quá trình vận chuyển hàng hóa được tối ưu hóa thời gian lại tiết kiệm chi phí. Từ đó, giúp mọi khách hàng luôn hài lòng về chất lượng dịch vụ và tin chọn. Cụ thể:
-
Vinatransit cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng hóa tối ưu bằng container nội địa và cả quốc tế qua nhiều loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường biển.
-
Tại chúng tôi có cung cấp lịch trình vận chuyển rõ ràng, chính xác đến khách hàng được rõ.
-
Mọi thủ tục giấy tờ hải quan đều do Vinatransit thay bạn thực hiện.
-
Đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và linh hoạt.
-
Hàng hóa đảm bảo an toàn, giữ nguyên chất lượng ban đầu. Cam kết không bị hư hỏng hay biến dạng.
-
Giá cước vận chuyển hợp lý, cạnh tranh và mềm nhất thị trường. Giúp khách hàng tiết kiệm phần lớn chi phí.
-
Tại Vinatransit có đội ngũ nhân viên tư giàu chuyên môn, luôn hỗ trợ tư vấn giải đáp và hướng dẫn chi tiết mọi băn khoăn, thắc mắc từ phía khách hàng cách tận tâm.
==> Tin rằng qua bài viết khái niệm container và những loại container phổ biến hiện nay đã giúp mọi người có thêm thông tin hữu ích nhất về phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến và phát triển hàng đầu này. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng về dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng Container, hãy nhanh chóng liệu hệ ngay đến Vinatransit để được tư vấn và báo giá cụ thể nhất nhé!
Một số khái niệm khác:
Quá cảnh hàng hóa là gì
Vận chuyển hàng quá khổ, quá tải
Thủ tục hải quan
Vận chuyển tiểu ngạch là gì
Vận chuyển chính ngạch là gì