Khái niệm công nợ là gì? Những điều cần lưu ý về công nợ

Trong ngành kế toán, công nợ là khái niệm vô cùng quen thuộc mà dường như một nhân viên kế toán nào cũng phải tìm hiểu và nắm rõ. Nhưng với những người ngoài ngành, khái niệm công nợ còn khá mơ hồ và xa lạ. Qua bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn công nợ là gì và những điều quan trọng nên biết về công nợ.

Khái niệm của công nợ

Công nợ là một từ ngữ chuyên ngành tương đối phức tạp và được sử dụng nhiều trong doanh nghiệp. Một cách hiểu đơn giản nhất chính là khi mà một đơn vị hoặc doanh nghiệp tiến hành thu mua hàng hóa, sản phẩm,… hoặc thanh toán cho các tổ chức, cá nhân nhưng không được trả ngay lúc mua hàng. Số tiền được chuyển sang kỳ thanh toán hoặc kinh doanh sau được gọi là công nợ.

Xét về tiếng Anh, công nợ được diễn tả bằng nhiều thuật ngữ chuyên ngành khác nhau như Wage, Investments, Debt, Mortgage,.. Trong đó, “Debt” là từ được sử dụng nhiều nhất, giúp cả những người không chuyên cũng có thể hiểu được nghĩa của từ “công nợ”.

Định nghĩa về công nợ trong doanh nghiệp

Định nghĩa về công nợ trong doanh nghiệp

Những khái niệm liên quan đến công nợ

  • Công nợ đối với nhà nước: Là khoản tiền vay mà chính phủ cần phải chịu trách nhiệm chi trả, thường được hiểu là nợ nhà nước hoặc nợ Chính Phủ, khác hoàn toàn với khoản nợ mà quốc gia vay từ những nước khác.
  • Công nợ thu từ khách hàng: Khi mà doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh xuất hóa đơn hàng hóa cho khách hàng, nhưng người mua chỉ chi trả 1 phần hoặc chưa thanh toán hóa đơn. Trong những trường hợp này được gọi là công nợ cần thu từ khách hàng, doanh nghiệp cần phải có chính sách công nợ rõ ràng và theo dõi liên tục.
  • Công nợ phải trả người bán: Doanh nghiệp hoặc đơn vị nhận được các vật tư, dịch vụ, công cụ, sản phẩm, hàng hóa từ người bán hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhưng người mua vẫn chưa thanh toán hóa đơn.

Bên cạnh những khái niệm công nợ trên, bạn có thể gặp được một vài khái niệm khác cũng liên quan đến công nợ như: tạm ứng, tài sản thiếu hụt chưa xác định rõ nguyên nhân,… Do đó, các doanh nghiệp cần phải có chính sách công nợ rõ ràng và minh bạch, giúp xử lý các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Phân loại công nợ

Công nợ được phân chia thành hai loại cơ bản, bao gồm:

  • Công nợ phải thu.
  • Công nợ phải trả.

Phân loại công nợ doanh nghiệp

Phân loại công nợ doanh nghiệp

Công nợ phải thu

  • Công nợ phải thu bao gồm các loại công nợ như tiền bán sản phẩm, hàng hóa,… doanh thu từ các công việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  • Các khoản tiền vẫn chưa được thu hồi hoàn toàn hoặc chỉ mới được thu về một phần.
  • Các nhân viên kế toán phải thường xuyên đối soát và theo dõi công nợ để đảm bảo thu nợ đúng hạn cho doanh nghiệp, tránh để xảy ra các tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Giải quyết hiệu quả các khoản công nợ cần thu về giúp doanh nghiệp tránh gặp phải vấn đề thâm hụt vốn quá lớn.

Công nợ phải trả

  • Công nợ phải trả thường bao gồm các khoản chi trả vật tự, máy móc, công cụ, thiết bị, dịch vụ,… phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh vẫn chưa thanh toán hoàn toàn các hóa đơn công nợ phải trả cho cá nhân hoặc tổ chức.
  • Nhân viên kế toán phải thường xuyên theo dõi, giám sát và đối chiếu sổ sách để chi trả công nợ đúng hạn cho đối tác, giúp đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp.

Những điều cần lưu ý liên quan đến hạn mức công nợ

Sau khi đã tìm hiểu công nợ là gì, hạn mức công nợ là vấn đề quan trọng tiếp theo mà bạn cần phải tìm hiểu thật cẩn thận. Nếu có một chút sai sót nhỏ trong công nợ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Những vấn đề cần lưu ý về công nợ

Những vấn đề cần lưu ý về công nợ

Công nợ phải thu

Dựa theo tình hình thực tế của từng đối tượng khách hàng để đưa ra những phương án và chính sách thu hồi công nợ hợp lý. Nhân viên kế toán cần phải có kế hoạch cụ thể cho các tình huống hạn mức công nợ tối đa và thời hạn thu hồi công nợ tối đa.

Từ đó, doanh nghiệp có thể tránh được tình trạng khách hàng kéo dài hóa đơn công nợ làm ảnh hưởng tình hình kinh doanh chung của đơn vị. Riêng với những khách hàng thanh toán công nợ cần phải đảm bảo cung cấp đủ các loại chứng từ liên quan như:

  • Biên bản giải quyết công nợ kèm theo những bằng chứng xác thực về số nợ chính xác mà khách hàng cần chi trả.
  • Biên bản đối chiếu công nợ.

Tóm lại, nhân viên kế toán cần phải linh hoạt và đưa ra được phương án giải quyết thích hợp với từng đối tượng cần thu hồi công nợ. Nhờ vào đó, bài toán thu hồi công nợ của doanh nghiệp được giải quyết hiệu quả và tối ưu hơn.

Công nợ phải trả

  • Các kế toán cần thường xuyên và liên tục cập nhật những khoản nợ cần chi trả mà chưa có hóa đơn vào sổ sách của doanh nghiệp.
  • Hạch toán chi tiết các khoản chi trả cho đơn vị cung cấp đúng hạn, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
  • Những khoản nợ cần chi trả cho nhà nước và người lao động luôn phải đảm bảo thanh toán đúng hạn, thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn đọc nắm bắt được công nợ là gì và những thông tin liên quan đến công nợ. Các doanh nghiệp khi đảm bảo giải quyết và thực hiện tốt các chính sách công nợ minh bạch và công khai giúp giữ vững được uy tín và đảm bảo quyền lợi tốt nhất trên mặt pháp luật. Hãy gọi ngay cho Revup theo số điện thoại 0979737173 nếu bạn có thắc mắc cần được giải đáp nhé.