Khái niệm con người và bản chất con người – ĐẠI HỌC UEH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC – Studocu

ĐẠI HỌC UEH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ

CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CỦA QUAN ĐIỂM TRÊN.

Giảng viên:

Mã lớp học phần:

Sinh viên:

Khóa – Lớp:

MSSV:

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Mục lục

1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người ……………

1. Khái niệm con người ……………………………………………………………………………………..

1.1. Con người là một thực thể tự nhiên …………………………………………………………
1.1. Con người là một thực thể xã hội …………………………………………………………….
  • 1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người ……………
    • 1. Khái niệm con người ……………………………………………………………………………………..
      • 1.1. Con người là một thực thể tự nhiên …………………………………………………………
      • 1.1. Con người là một thực thể xã hội …………………………………………………………….
    • 1. Bản chất con người ………………………………………………………………………………………..
  • 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn …………………………………………………………………………………
    • 2. Về lý luận ……………………………………………………………………………………………………..
    • 2. Về thực tiễn …………………………………………………………………………………………………..

Con người cũng là một sinh vật sinh ra từ sự tiến hóa tự nhiên, song, con
người khác hoàn toàn với những loài sinh vật khác vì con người có những hoạt
động xã hội và đặc tính xã hội. Mỗi con người đều đang sống và tham gia vào,
được xét trong mối quan hệ với các cộng đồng xã hội xung quanh mình, đó là
các cộng đồng như gia đình, bạn bè, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại,…
Bản tính xã hội của con người được phân tích dựa trên hai giác ngộ sau:
Thứ nhất, xét từ nguồn gốc hình thành loài người, không chỉ có nguồn gốc
tiến hóa từ loài vượn cổ, từ sự phát triển tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội,
mà trước hết và cơ bản nhất chính là yếu tố lao động. Con người có khả năng
vượt qua, tách biệt khỏi các loài động vật và tiến hóa để trở thành người như
ngày nay chính là nhờ sự lao động. Nhờ lao động kết hợp với ngôn ngữ và các
mối quan hệ xã hội mà con người có thể hình thành nên ý thức, cải tạo bản năng
sinh học, làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa.
Thứ hai, xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, sự tồn tại của nó
luôn phụ thuộc và bị chi phối bởi các nhân tố xã hội, quy luật xã hội. “Bản thân
xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng
sản xuất ra xã hội như thế”. Nếu xã hội biến đổi, con người sẽ chịu tác động và
có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, những hành động, sự phát triển của mỗi
con người lại là nền móng, cơ sở giúp xã hội ngày càng phát triển. Nếu không
đặt con người vào trong các mối quan hệ xã hội thì mỗi cá nhân chỉ tồn tại một
cách thuần túy, đơn giản là một thực thể sinh vật chứ không phải là một “con
người” đúng nghĩa.
Hai bản tính tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong mối quan hệ ràng
buộc lẫn nhau, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Từ
đó, khả năng hoạt động sáng tạo của con người được hình thành trong quá trình
tạo ra lịch sử của chính nó.

1. Bản chất con người ………………………………………………………………………………………..

Trong quan niệm của triết học Mác – Lênin, con người là một thực thể trong
sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên và xã hội. Con người có nguồn gốc từ

tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời sự tồn tại và phát triển của
con người gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Một luận điểm nổi tiếng về con người được Các khẳng định trong “Luận
cương về Phoi-ơ-bắc” (1845) rằng: “Bản chất con người không phải là một cái
gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Xem xét trên phương diện tính hiện thực của con người, bản chất con người
là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” bởi vì xã hội là sản phẩm của sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa những con người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,
… Chủ nghĩa duy vật biện chứng ngoài thừa nhận bản tính tự nhiên của con
người, còn lý giải con người từ góc độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát
hiện ra bản tính xã hội của nó. Con người là một thực thể tự nhiên, điều đó
không sai, nhưng hơn thế nữa, con người là một thực thể tự nhiên mang đặc
tính xã hội. Bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con
người với tư cách “người”, tính xã hội đó chỉ có trong “xã hội loài người”,
không thể có ở nơi khác và con người không thể rời khỏi xã hội đó. Đó cũng là
yếu tố cơ bản giúp phân biệt con người với các loài sinh vật khác trong giới tự
nhiên.

Dưới quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người, sự
hình thành và phát triển, khả năng sáng tạo lịch sử của con người phải được tiếp
cận từ góc độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ
xã hội của nó trong lịch sử. Vì thế, sự nghiệp giải phóng con người, bản chất
con người nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải hướng vào sự
giải phóng các mối quan hệ kinh tế – xã hội.

Như vậy, bản chất con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con
người cụ thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Con người, một thực thể xã
hội, thông qua những hoạt động thực tiễn đã làm thay đổi giới tự nhiên nhằm
mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó. Đồng thời, trong
quá trình ấy, con người cũng sáng tạo, làm chủ lịch sử của chính nó và góp phần
phát triển lịch sử đó.

tư tưởng về con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, tư tưởng
về phát triển con người toàn diện.

Ở Việt Nam, quyền lợi của nhân dân lao động thống nhất với quyền lợi của
giai cấp và dân tộc, vì vậy, giải phóng nhân dân lao động phải gắn liền với giải
phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Giai cấp vô sản lãnh đạo các cuộc đấu
tranh giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp vô sản và giai cấp nông
dân không phải chỉ để giải phóng bản thân giai cấp vô sản mà còn để giải phóng
giai cấp nông dân và toàn thể dân tộc khỏi ách áp bức, bóc lột. Chỉ duy nhất
cách đó mới có thể thực hiện được triệt để, đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của
việc giải phóng giai cấp vô sản. Những công cuộc giải phóng ấy, tất cả chỉ có
thể thắng lợi và thắng lợi hoàn toàn, triệt để bằng việc thực hiện cách mạng vô
sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Sự nghiệp
giải phóng đó chỉ hoàn thành và kết thúc khi các giai cấp bị bóc lột, các dân tộc
bị áp bức và những người lao động, không chỉ ở Việt Nam mà ở toàn thế giới
thoát khỏi ách áp bức nô lệ. Do bối cảnh lịch sử của quốc gia dân tộc, Hồ Chí
Minh luôn nhấn mạnh tư tưởng giành độc lập, tự do cho đất nước. Người luôn
xem độc lập là tiền đề, tự do là then chốt, còn hạnh phúc là đích đến bởi vì theo
Người, nếu đất nước giành được độc lập nhưng nhân dân không có một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, không có cuộc đời tự do thì độc lập cũng trở nên vô
nghĩa.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của Các
về con người, giải phóng con người trong điều kiện cụ thể của Việt Nam để
chăm lo cho con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Cùng với đó,
Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nhằm mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong chủ trương đó, Đảng ta cũng khẳng
định phát huy nhân tố con người Việt Nam, xem con người Việt Nam vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Lợi ích cá
nhân ngày càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân, từ đó phát
triển tập thể cộng đồng.

Mỗi con người chúng ta cần tích cực phát triển bản thân toàn diện dựa trên
những điều kiện mà đất nước mang lại cũng như tự tạo điều kiện để phát triển
mình hoàn hảo hơn. Không chỉ phát triển ở bản tính tự nhiên mà còn phải chú
trọng đến bản tính xã hội, đảm bảo cả hai đều phát triển một cách tốt nhất.
Trong đó, cần để ý đến các mối quan hệ xã hội xung quanh mình, loại bỏ những
mối quan hệ độc hại, tạo thêm những mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh. Mỗi cá
nhân cần phát huy những bản tính tốt đẹp vốn có của bản thân, nâng cao tri thức
để tiến đến hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, không quên đóng góp, cống hiến
sức mình vào nền kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật,… của đất nước, không
chỉ giúp đất nước mà còn giúp bản thân phát triển đi lên. Ngoài việc cống hiến
cho xã hội, mỗi con người cũng nên quan tâm đến các vấn đề về tự nhiên, môi
trường, từ đó tìm các giải pháp góp phần cải thiện môi trường tự nhiên, môi
trường sống của bản thân và của toàn cộng đồng, không chỉ vì lợi ích cá nhân
mà còn vì lợi ích xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin – GS. TS. Phạm Văn Đức (chủ biên) (2019)
2. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác-Lênin – Khoa Lý luận chính
trị, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2020)
3. Tư tưởng Các Mác về con người, giải phóng con người và phát triển con người
toàn diện ở Việt Nam.
tuyengiao/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-cac-mac-ve-con-nguoi-giai-
phong-con-nguoi-va-phat-trien-con-nguoi-toan-dien-o-viet-nam-
4. Tìm hiểu luận điểm của Các về bản chất con người và ý nghĩa trong phát huy
nguồn lực con người Việt Nam hiện nay.
baothanhhoa/thoi-su/tim-hieu-luan-diem-cua-c-mac-ve-ban-chat-con-
nguoi-va-y-nghia-trong-phat-huy-nguon-luc-con-nguoi-viet-nam-hien-
nay/135786
5. Lý luận của triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng ta
trong giai đoạn hiện nay.
gdcttc.saodo.edu/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-cua-triet-hoc-mac-lenin-
ve-con-nguoi-va-su-van-dung-cua-dang-ta-trong-giai-doan-hien-nay-246