Khái niệm cơ bản về thiết bị đóng cắt
Không ít người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm thiết bị đóng cắt điện. Đây thực chất là một khái niệm khá rộng. Nó bao gồm nhiều thiết bị chuyển mạch được sử dụng để bảo vệ hệ thống điện khỏi các sự cố quá tải. Ngoài ra, khái niệm này còn được sử dụng để chỉ các thiết bị dùng để điều chỉnh, đo và kiểm soát hệ thống điện.
Thực tế thì thiết bị đóng cắt điện xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Cụ thể như cầu chì và bộ chuyển mạch hạ thế được sử dụng trong quy mô gia đình nhỏ với hình thức sử dụng được đơn giản hóa.
Ở quy mô rộng hơn thì thiết bị này sẽ được dùng để sử dụng trong công nghiệp. Nó giúp giữ cho hệ thống điện không bị quá tải. Tất nhiên, ở quy mô lớn hơn thì việc lắp đặt các thiết bị để bảo vệ mạch điện cũng trở nên phức tạp hơn. Nó cần được kiểm soát, theo dõi và đo đạc cẩn thận. Điều này nhằm đảm bảo việc kiểm soát chi phí. Như vậy, có thể doanh nghiệp của bạn sẽ cần một thiết bị nào đó được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn.
Trong hệ thống mạng điện ngày nay sẽ không thể thiếu sự xuất hiện của các thiết bị đóng cắt bảo. Từ sản xuất, đến phân phối điện tại xưởng sản xuất kinh doanh thiết bị này đều đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp hỗ trợ vận hành các máy sản xuất để từ đó giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận cho bạn. Trong trường hợp xảy ra sự cố quá tải nếu mạch điện không có một hệ thống thiết bị đóng cắt tốt sẽ dễ gây ra hậu quả lớn như: cháy nổ hoặc thậm chí là phá hủy thiết bị điện có giá trị cao. Chính vì vậy, việc lắp đặt một thiết bị đóng cắt tốt là điều cần thiết và rất quan trọng được nhiều doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bộ ngắt mạch chính là một trong những thành phần quan trọng nhất của thiết bị đóng cắt. Bộ ngắt mạch được thiết kế với khả năng vận hành tự động và cả thủ công khi cần thiết trong trường hợp mạch điện xảy ra tình trạng quá tải hoặc các lỗi bất thường trong hệ thống. Rơle bảo vệ của bộ ngắt mạch có khả năng “phán đoán’ lỗi và tiến hành kích hoạt trước khi nguy cơ hư hỏng xảy ra.
Bộ ngắt mạch hiện được sản xuất với 5 loại cơ bản khác nhau bao gồm: Dầu, không khí, khí, hybrid và chân không. Mỗi loại sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau và đảm nhận cùng một chức năng.
Ngoài bộ ngắt mạch thì thiết bị đóng cắt điện có khả năng mang và thực hiện việc chuyển đổi đến các hệ thống con khác nhau. Để thực hiện được vai trò này thì nó cần một số phương tiện giúp hỗ trợ đo đạc và thực hiện các chức năng tương tự.
Như vậy, để một hệ thống thiết bị đóng cắt hoạt động tốt sẽ cần các thành phần bao gồm một hoặc nhiều bộ ngắt mạch, máy biến dòng, máy biến áp, một loại rơle bảo vệ và dụng cụ đo. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng cần thêm các bộ phận khác như: công tắc điện, cầu chì, bộ chống sáng và bộ cách ly điện.
Có thể thấy,với các mức điện áp khác nhau, thiết bị đóng cắt điện đóng vai trò rất cần thiết ở mọi điểm chuyển mạch dọc theo đường đi của hệ thống điện. Nó sẽ giúp phát hiện kịp thời các lỗi hệ thống để mang đến hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất cho mạch điện và các thiết bị điện.