Khái niệm âm vị học (phần đầu) – ngonngu.net

Ngành nghiên cứu âm thanh cho một ngôn ngữ được gọi là âm vị học. Ngữ âm học là một ngành khoa học nghiên cứu các đặc điểm âm thanh của tiếng nói con người. Ngữ âm học nghiên cứu các phổ quát âm thanh. Ví dụ: Nhờ vào bộ máy cấu âm, con người có thể phát ra các chuỗi âm thanh khác nhau. Ngữ âm học chia các loại âm thanh này thành các phạm trù ngữ âm khác nhau: nguyên âm, phụ âm, tắc, xát… Còn âm vị học thì không nghiên cứu rộng như vậy. Âm vị học nghiên cứu xem trong một ngôn ngữ có bao nhiêu đơn vị âm thanh là có chức năng khu biệt nghĩa. Hoặc, trong ngôn ngữ, những nét ngữ âm nào trở thành những nét khu biệt và có ý nghĩa. Chính vì vậy, ngữ âm học có số đơn vị là vô hạn, quen gọi là các âm tố (sounds). Còn âm vị học, có số đơn vị hữu hạn, đếm được. Đơn vị của âm vị học là âm vị (phonemes).

Ví dụ:

[p] =
 
 + PAT
 + Môi
 + Tắc
 + Vô thanh
 – Mũi
 + Mạnh (cường độ)
[b] =
 
 + PAT
 + Môi
 + Tắc
 – Vô thanh
 – Mũi
 – Mạnh (cường độ)
[m] =
 
 + PAT
 + Môi
 + Tắc
 – Vô thanh
 + Mũi
 – Mạnh (cường độ)
 + Dài

 
 
 
 
 
 

 
nét ngữ âm
 
nét ngữ âm
 
nét ngữ âm

PAT: Phụ âm tính (Consonantal)

(+): Present

(-): Absent

Về mặt ngữ âm học, 3 nguyên âm này đều có nội dung ngữ âm là như nhau ở tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ như [m] phân biệt với [p] và [b] ở đặc tính [mũi/không mũi]. [p] phân biệt với [m] và [b] ở đặc tính [+ vô thanh]: +vô thanh/ +hữu thanh. Những đối lập kiểu như vậy thì ở bất cứ ngôn ngữ nào cũng giống nhau. Vì vậy, đó chỉ là các thuộc tính ngữ âm học thuần tuý. Tuy nhiên, dưới con mắt âm vị học, tài nguyên ngữ âm của các âm vị phải được lựa chọn dưới con mắt của người bản ngữ (native), được tận dụng và chọn lựa, được khai thác sao cho có lợi và hợp với hệ thống (cái tạng của ngôn ngữ) của mình nhất. Nói tóm lại, các nét ngữ âm đã biến thành các nét âm vị học; từ cái chung, cái phổ quát trở thành cái riêng, cái đặc thù. Cả một tiến trình lịch sử phát triển của một hệ thống ngữ âm, từ lúc xa xưa cho đến ngày nay, suy cho cùng, là sự chọn lựa và khai thác tài nguyên nhân loại ấy cho tộc người mình, cho cộng đồng nói năng cụ thể. Quá trình chọn lựa đó cũng chật vật, và có thể nói là “đầy máu và nước mắt”. Chính vì vậy, các nhà âm vị học hiện đại không quay lưng lại với lịch sử của một ngôn ngữ mà tìm ở đó ra những hệ thống cứ liệu chắc chắn cho việc chứng minh những chức năng của hệ âm thanh một ngôn ngữ. Phương pháp luận này khác hoàn toàn với âm vị học cấu trúc luận xưa kia. Vì vậy, có thể nói, âm vị học hiện đại là hình ảnh thu nhỏ một cách logic và có tính hình thức hoá cao con đường phát triển của một hệ thống âm thanh một ngôn ngữ.

Đọc thêm: Phân
biệt ngữ âm học và âm vị học

Trở lại: ví dụ trên đây, đối với âm vị học tiếng Việt, 3 âm môi đó được xử lí như sau:

+ Âm [p] là âm bị thiếu bởi vì âm vị này không xuất hiện trong các từ thông thường của người Việt. Nó chỉ có trong các từ vay mượn chủ yếu Ấn-Âu hoặc từ các ngôn ngữ khác. Ví dụ: pin, patê, pía (tên một loại bánh)… Chính vì vậy, rất nhiều người không nói là “đèn pin” mà là “đèn bin”, hay “pa tê” → “ba tê”…

+ Sự đối lập giữa vô thanh và hữu thanh trong tiếng Việt không hoàn toàn rõ nét như trong các ngôn ngữ Ấn-Âu.

+ Các đặc điểm ngữ âm như: [mạnh/yếu], [dài/ngắn]… trong tiếng Việt không được bộc lộ rõ ràng.

Nói tóm lại, hàng loạt các đặc điểm ngữ âm đã được đặt sẵn cho 3 âm này trở nên dư thừa và không có tác dụng gì đối với hệ thống âm thanh của tiếng Việt.

Ví dụ như:

Sự đối lập giữa [p] và [b] ở trong tiếng Anh đã tạo nên các biến thể khác nhau, hay các biến thể của cùng một âm vị. Chẳng hạn như, khi /p/ đứng trước (phụ âm đầu): pie [p'ai] => /p/ → [p’] (Aspirated);

Nhưng khi đứng ở sau âm tiết (phụ âm cuối) như: type [taip] => /p/ → [p] (Plain).

Để có được sự biến đổi như vậy của âm /p/, bên cạnh đặc tính vô thanh của còn một thuộc tính thứ hai là đặc tính về cường độ và đặc tính về trường độ của âm /p/. Những đặc tính này, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ cấu tạo nên các thuộc tính âm thanh làm nội dung âm vị học của âm /p/. Chúng ta có:

Nội dung âm vị học của 3 âm môi trong tiếng Anh

[p] =
 
 + PAT
 + Môi
 + Tắc
 + Vô thanh
 + Mạnh (cường độ)
 + Ngắn
[b] =
 
 + PAT
 + Môi
 + Tắc
 – Vô thanh
 – Mạnh (cường độ)
 ± Ngắn
[m] =
 
 + PAT
 + Môi
 + Tắc
 ± Vô thanh
 – Mạnh (cường độ)
 – Ngắn

Chính vì tổ hợp của 4 thuộc tính [tắc, vô thanh, mạnh, ngắn] mà âm /p/ có thể trở thành bật hơi hoặc không, theo những điều kiện xuất hiện của nó trong những trường hợp cụ thể của tiếng Anh. Khi âm này xuất hiện ở đầu từ thì nguồn năng lượng vẫn còn sung túc nên thuộc tính [mạnh] và [ngắn] đã kết hợp với nhau tạo nên một âm bật hơi bao gồm một yếu tố tắc (/p/) và một đoạn bật hơi sau khi đã hoàn thành cấu âm tắc.

Khi âm này xuất hiện ở cuối từ, vì năng lượng đã yếu đi do phải dải khắp từ đầu đến cuối từ, nên âm /p/ chỉ còn giữ lại được giai đoạn tắc nhằm khu biệt các từ mà thôi.

P_En

Chính vì vậy, trong tiếng Anh, ngoài âm /p/, các âm tắc khác cũng có sự biến đổi tương tự như vậy. Chúng ta có:

tea → [t'i:]

key → [k'i:]

Ta có, trong tiếng Anh, các âm:

a. [+tắc] → [+bật hơi] //đầu âm tiết

b. [+tắc] → [-bật hơi] //cuối âm tiết

/p/ =
 
 + PAT
 + Môi
 + Tắc
 + Vô thanh
 – Mũi
/t/ =
 
 + PAT
 + Răng-lợi
 + Tắc
 + Vô thanh
 – Mũi
/k/ =
 
 + PAT
 + Ngạc
 + Tắc
 + Vô thanh
 – Mũi