Khái niệm âm nhạc, cơ cở vật lí và các thuộc tính cơ bản của âm thanh.
Khái niệm âm nhạc.
Khái niệm âm nhạc, cơ cở vật lí và các thuộc tính cơ bản của âm thanh.
Khái niệm về âm nhạc
Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng và tình cảm con người.
Nghệ thuật âm nhạc gắn bó mật thiết với đời sống xã hội. Loài người sử dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho đời sống tin thần thêm phong phú. Góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Âm nhạc phản ánh tư tưởng, trí tuệ của con người. Và âm nhạc tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của rất nhiều người. Âm nhạc làm rung động những tình cảm lắng đọng trong tâm hồn và chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng. Nghệ thuật âm nhạc rất phổ biến, âm nhạc giúp mọi ngời nhận thức, yêu cuộc sống hơn và đem lại cho con người những xúc cảm về thẩm mĩ.
Có thể nói, âm nhạc là phương tiện hiệu quả để giáo dục sự phát triển con người phát triển toàn diện.
Cơ sở vật lí của âm thanh
Âm nhạc hình thành trên cơ sở âm thanh. Đó là những âm thanh đã được chọn lọc với những thuộc riêng. Đáp ứng yêu cầu về sự diễn tả và sự hòa hợp của âm nhạc.
Âm thanh được tạo ra bở sự dao động của một vật thể đàn hồi nào đó. Khi vật thể đàn hồi dao động đã tạo ra những sóng âm. Những sóng âm này lan truyền trong không gian đến tai người. Làm cho màng nhĩ cũng giao động cùng với tần số của âm thanh đó. Từ màng nhĩ sóng âm này truyền qua hệ thần khi của não bộ và tạo nên cảm nhận về âm thanh.
Những âm thanh mà con người cảm thụ được tần số được sáng định như: Tiếng hát, tiếng đàn, tiếng sáo,… Những âm thanh này gọi là những âm thanh có cao độ rõ ràng, còn gọi là những âm thanh có tính nhạc (Âm nhạc).
Những âm thanh với tần số không được xác định như: Tiếng nói chuyện, tiếng ồn, tiếng động cơ, tiếng đập gõ, tiếng sấm chớp, gió thổi,… Là những âm không có độ cao rõ ràng thì được gọi là tiếng động hoặc tạp âm.
Các thuộc tính cơ bản của âm thanh.
Những âm thanh có tính nhạc được xác định bởi 4 thuộc tính cơ bản: Cao độ, Trường độ, Cường độ và Âm sắc.
-
Cao độ
Là độ vang cao hoặc thấp của âm thanh. Cao độ phụ thuộc vào tần số dao động của vật thể rung. Tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại.
Ví dụ: Âm thấp của đàn piano có tần số khoảng 27,5Hz( Hz là chữ viết tắt của Hertz, đơn vị đo tần số âm thanh), Âm cao nhất của đàn piano có tần số 4187Hz.
Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số dao động từ 25Hz đén 4400Hz.
-
Trường độ
Là độ ngân dài ngắn của âm thanh. Trường độ phụ thuộc vào thời gian cũng như quy mô của dao động lúc âm thanh bắt đầu vang lên. Chẳng hạn, lúc bắt đầu tầm cữ dao động của âm thanh càng rộng thì thời gian tắt của nó âm thanh càng dài. Mặt dù độ dài ngắn không làm thay đổi tính chất vật lí của âm thanh nhưng nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong âm nhạc.
-
Cường độ
Là độ vang to hoặc nhỏ của âm thanh. Cường độ phụ thuộc vào tầm cữ dao động của nguồn phát âm. Biên độ dao động càng lớn thì âm thanh càng to và ngược lại. Đơn vị đo cường độ âm thanh là Deciben ( viết tắt là Db ). Tuy nhiên trong âm nhạc, cường độ âm thay đổi rất nhanh, liên tục. Thậm chí trong từng nhịp cũng có âm mạnh, âm nhẹ nên người ta không cùng đơn vị Db để diễn tả cường độ mà dùng kí hiệu như p, mp, mf, f …
-
Âm sắc
Là màu sắc âm thanh của giọng hát mỗi người, của các nhạc cụ. Sự khác nhau về mày sắc âm thanh được tạo bởi chất liệu của nguồn phát âm, vật thể rung cộng hưởng…
Xin chân thành cảm ơn!
THE SUN SYMPHONY
“Đam Mê – Hội Tụ – Tỏa Sáng”