Khái niệm Network Administrator những điều bạn cần biết

Rate this post

Khái niệm Network Administrator (system administrator hoặc sysadmin) là người chịu trách nhiệm cho việc bảo trì, cấu hình và duy trì hoạt động của hệ thống máy tính, máy chủ (servers) của doanh nghiệp hoặc tổ chức…

Khái niệm Network Administrator bạn cần biết

Khái niệm Network Administrator một nhân viên hỗ trợ người dùng (IT HelpDesk) chưa thể thay thế công việc của một nhân viên quản trị hệ thống nhưng ngược lại, khi cần thiết, nhân viên quản trị hệ thống bắt buộc phải có đầy đủ kỹ năng và trình độ của một nhân viên hỗ trợ người dùng.

Khái niệm Network Administrator điều bạn cần biết

>>>Xem thêm: ĐỊA CHỈ SỬA TỦ LẠNH PANASONIC UY TÍN TẠI HÀ NỘI

Hệ thống có thể bao gồm những việc như sau:

  • Phân tích nhật ký (logs) của hệ thống và xác định được nguyên nhân gây ra sự cố để tìm cách khắc phục.
  • Trong một số doanh nghiệp, tổ chức, quản trị viên hệ thống phải đảm nhiệm việc tìm kiếm và triển khai các công nghệ mới để tăng hiệu suất hoạt động.
  • Thực hiện việc kiểm toán hệ thống.
  • Thực hiện việc cài đặt và cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành, của các ứng dụng.
  • Thực hiện cài đặt và cấu hình phần cứng, phần mềm.
  • Thêm, xóa, cập nhật thông tin người dùng, thiết lập lại mật khẩu v.v…
  • Trả lời các thắc mắc về kỹ thuật và hỗ trợ người dùng.
  • Có trách nhiệm đối với an ninh của hệ thống máy tính.
  • Có trách nhiệm biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc cấu hình hệ thống.

 Các công việc phía trên có thể được chia nhỏ thành một số chức danh

  • Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. (technical support).
  • Quản trị viên cơ sở dữ liệu. (database administrator).
  • Quản trị viên website (website administrator).
  • Quản trị viên mạng máy tính (network administrator)
  • v.v…

Và nhân viên quản trị hệ thống có thể kiêm nhiệm luôn việc đào tạo người sử dụng lẫn đào tạo nhân viên IT mới.

Trách nhiệm công việc chung cho một vị trí quản trị mạng

3 Reasons to Consider a Career as a Network Administrator

1. Nâng cấp, cài đặt và troubleshoots mạng kết nối, mạng thiết bị phần cứng và phần mềm.
2. Duy trì kiểm kê thiết bị và dự phòng cũng như các tài liệu hoạt động nhà cung cấp.
3. Phát triển và tiêu chuẩn hệ thống tài liệu cho các thiết bị máy tính và mạng.
4. Đề xuất và sắp lịch sửa chữa, bảo trì mạng LAN / WAN.

Kỹ năng thông thường cho một vị trí quản trị mạng

1. Xử lý và bảo mật thông tin / tài liệu.
2. Khả năng giao tiếp và bằng văn bản một cách chuyên nghiệp.
3. Kinh nghiệm hỗ trợ ưu tiên, triển khai và / hoặc quản lý mạng như Microsoft Windows Active Directory.
4. Làm việc tốt trong trường hợp độc lập hoặc làm việc nhóm.
5. Kỹ năng phân tích chuyên sâu.

Yêu cầu chung cho một vị trí quản trị mạng

1. Đào tạo: Bằng Cao Đẳng trong lĩnh vực công nghệ thông tin liên quan, Bằng Cử nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin liên quan.
2. Chứng chỉ/ chứng nhận: Kỹ sư hệ thống Microsoft Certified (MCSE); Microsoft Certified System Administrator (MCSA); Mạng Cisco Certified Associate (CCNA)

>>>Xem thêm: Tìm hiểu các dịch vụ may balo tại Hợp Phát. 

Các đức tính cần có

Khái niệm Network Administrator với mục tiêu duy trì hoạt động và bảo đảm an toàn của hệ thống đòi hỏi nhân viên quản trị phải có kiến thức sâu sắc về hệ điều hành, về các ứng dụng mà tổ chức đó đang sử dụng, cũng như hiểu rõ mục đích mà mọi người trong tổ chức sử dụng máy tính. Cho nên, kỹ năng giải quyết sự cố là một trong kỹ năng quan trọng nhất.

Ngoài ra, khi nhân viên quản trị hệ thống nhận được một cuộc gọi thông báo hệ thống bị tạm dừng hoặc bị lỗi và yêu cầu khắc phục trong thời gian sớm nhất. Và những điều này diễn ra rất thường xuyên. Cho nên, khả năng chịu đựng áp lực và bình tĩnh là điều không thể thiếu.

Cần học gì?

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho đầy đủ và nó phụ thuộc vào nhiều ngữ cảnh khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào rất lớn vào môi trường làm việc của nhân viên quản trị hệ thống. Hơn nữa, trong năm 2016, cách học để trở thành nhân viên quản trị hệ thống nói riêng và cách học của sinh viên ngành công thông tin nói chung so với cách đây 10 năm là rất khác nhau.

Networking Technical Support & Microsoft Server: System Administrator / Network  Administrator Tips

Trước đây, các bạn chỉ có thể học tập, nghiên cứu qua tài liệu, sách vở hoặc kinh nghiệm của người đi trước nhưng hiện nay mạng Internet là một quyển bách khoa toàn thư mà người học công nghệ thông tin đang bị tràn ngập trong lượng kiến thức của nó.

Chia sẻ về cách học như sau:

  • Về mặt bằng cấp, các bạn có thể tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc cử nhân, kỹ sư với các chuyên ngành như Khoa học máy tính (computer science), Công nghệ thông tin (information technology), Hệ thống thông tin (information systems), Mạng máy tính và Truyền thông,… Tuy nhiên đây chỉ là một trong các điều kiện cần.
  • Về mặt các chứng chỉ các bạn có thể theo đuổi các hệ thống chứng chỉ của Microsoft, Cisco hoặc LPI (Linux Professional Institute)

Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về Khái niệm Network Administrator những thông tin hữu ích nhất bạn cần nên biết. Hy vọng qua bài viết trên có thể cho bạn thêm nhiều kiến thức nhé.

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( sinhvientot, nhanlucit, … )