Khái niệm Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa: Hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính, thường được hoạch định và thực hiện trọn vẹn trong một niên khóa tài chính, nhằm tác động đến các định hướng phải triển của nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong kế hoạch chi tiêu chính phủ và chính sách thu ngân sách (chủ yếu là các khoản thu về thuế).
Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá cân bằng, chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt.
Chính sách tài khoá cân bằng là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu của Chính phủ cân bằng với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác mà không phải vay nợ.
Chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt) là chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách:
(i) gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ mà không tăng nguồn thu; hoặc
(ii) giảm nguồn thu từ thuế mà không giảm chi tiêu; hoặc
(iii) vừa gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ đồng thời giảm nguồn thu từ thuế.
Chính sách tài khoá mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng thường dẫn đến việc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư) là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng cách:
(i) chi tiêu của chính phủ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc
(ii) không giảm chi tiêu nhưng tăng thu từ thuế; hoặc
(iii) vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.
Chính sách tài khoá thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh và thiếu bền vững hoặc khi nền kinh tế gặp tình trạng lạm phát cao. Việc này có thể làm thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó
Nguồn: Trần Vũ Hải (2009), Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb.Tư Pháp, Hà Nội.
Mục Lục
Đánh giá:
Share this:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…