Khái niệm, Bản chất, Vai trò tín dụng Ngân Hàng Thương Mại

Rate this post

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại hiện nay đang được rất nhiều các bạn sinh viên ngành tài chính ngân hàng chọn làm đề tài nghiên cứu để làm bài luận văn thạc sĩ của mình, 1 trong những đề tài được ưa chuộng nhất đó là đề tài làm về tín dụng ngân hàng. Dưới đây, luận văn panda xin phép chia sẻ đến các bạn 1 mẫu đề cương làm luận văn thạc sĩ với đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại các bạn xem dưới đây nhé.

Ngoài ra, còn rất nhiều bài luận văn thạc sĩ về tín dụng ngân hàng điểm cao, nếu như các bạn học viên muốn tham khảo thêm nhiều bài luận văn mẫu khác thì tham khảo tại đây.

====>>>> Luận Văn Thạc Sĩ Về Tín Dụng Ngân Hàng

1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu. Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay.

Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng, nhà nước, doanh nghiệp và hộ dân cư. Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều. Đây chính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng với các loại hình tín dụng khác.

2. Bản chất và chức năng của tín dụng ngân hàng

Bản chất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả giữa ngân hàng và các đối tượng khác trong nền kinh tế.

Tín dụng là chức năng quan trọng nhất của NHTM, khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Với chức năng này, NHTM đóng vai trò là người vay và người cho vay, hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất giữa khoản nhận gửi và khoản cho vay, từ đó tạo ra lợi ích cho tất cả các bên tham gia: Người gửi tiền và người cho vay.

3. Vai trò của tín dụng

Tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, khách hàng và ngân hàng. Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), tín dụng có những vai trò quan trọng sau đây:

Đối với nền kinh tế: Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và là công cụ để tập trung vốn một cách hiệu quả nhất trong nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn lưu động và vốn đầu tư, góp phần cho họat động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế có hiệu quả. Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn. Như vậy, tín dụng tác động lên đời sống kinh tế xã hội rất lớn, tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế được.

Đối với khách hàng: Tín dụng NH đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho KH. So với tín dụng thương mại và tín dụng cá nhân nặng lãi thì tín dụng NH có vai trò quan trọng đối với KH. Với các ưu điểm như không bị hạn chế về thời gian vay, về mục đích sử dụng, nhanh chóng, dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn nên tín dụng NH thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của KH. Ngoài ra, tín dụng NH còn giúp các nhà đầu tư kịp thời tập dụng được những cơ hội kinh doanh và giúp các gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đối với ngân hàng: Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm hơn 70% trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH từ 60% đến 70% (Nguyễn Vũ Hưng, 2012). Thông qua hoạt động tín dụng, NH mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ,… Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi NH trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài liên quan đến rủi ro tín dụng khác, các bạn muốn tham khảo thêm nhiều bài mẫu thì truy cập vào đường link này.

====>>>>  Luận Văn Về Ngân Hàng BIDV

4. Phân loại tín dụng

Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích sử dụng khác nhau. Theo Nguyển Văn Tiến (2012), tín dụng được phân loại theo một số tiêu chí sau:

Căn cứ theo thời hạn:

Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn có thời hạn đến 1 năm, thường đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết của dân cư.

Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm, được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình có quy mô vừa và nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu tư dài hạn như: Xây dựng cơ bản (nhà xưởng, dây chuyền sản xuất…), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển, sân bay…), cải tiến mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Căn cứ theo hình thức bảo đảm:

Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc phải có người bảo lãnh.

Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của bên thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những KH truyền thống, có hệ số tín nhiệm cao và số tiền vay không lớn.

Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn:

Tín dụng bất động sản: Là các khoản cho vay để đầu tư vào bất động sản bao gồm: tín dụng ngắn hạn (cho xây dựng nhỏ và sửa chữa nhà cửa) và tín dụng dài hạn (để mua đất đai, nhà cửa, trang trại, cơ sở dịch vụ).

Tín dụng công thương nghiệp: Là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trãi các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả thuế và chi trả lương.

Tín dụng nông nghiệp: Là các khoản tín dụng cấp cho hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi.

Tín dụng tiêu dùng: Là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học…

Tín dụng đầu tư tài chính: Là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp mua chứng khoán, vàng.

Căn cứ theo chủ thể vay vốn:

Tín dụng doanh nghiệp: Là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: Bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác).

Tín dụng cá nhân, hộ gia đình: Là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống như: Vay mua nhà, mua ôtô, kinh doanh…

Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác. Những khoản đi vay này trở thành những nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể dùng trả nợ hay cho vay lại.

Căn cứ phương thức hoàn trả nợ vay:

Tín dụng hoàn trả nhiều lần: Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay lớn và có thời hạn dài. Tín dụng trả góp là loại tín dụng mà KH phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau, thường dùng trong mua nhà trả góp.

Tín dụng hoàn trả một lần: Là loại tín dụng mà KH chỉ hoàn trả vốn gốc và lãi vay một lần khi đến hạn. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay nhỏ và có thời hạn ngắn.

Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà KH có thể hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào. Tín dụng này thường áp dụng cho những khoản vay thấu chi, thẻ tín dụng.

Căn cứ theo hình thái giá trị:

Tín dụng bằng tiền: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín dụng bằng tiền gọi là cho vay. Chiết khấu cũng là hình thức cho vay bằng tiền nhưng dưới hình thức mua bán giấy tờ có giá.

Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản. Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính.

Tín dụng bằng uy tín: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng

Căn cứ theo xuất xứ:

Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng, trong đó NH cấp vốn trực tiếp cho KH có nhu cầu vay vốn, đồng thời KH hoàn trả nợ vay trực tiếp cho NH.

Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như: Tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể. Ngoài ra còn có các loại tín dụng khác như tín dụng nội tệ, ngoại tệ, vàng, tín dụng trong nước, tín dụng quốc tế…

DOWNLOAD

Trên đây là mẫu đề tài: Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại làm đề tài luận văn thạc sĩ mình giới thiệu cho các bạn tham khảo, các bạn có nhu cầu thuê viết luận văn thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng có thể liên hệ với luanvanpanda.com qua SĐT: 0932.091.562 cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết của mình nhé.