Khái niệm – Vai trò Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực
Rate this post
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nhóm mình hỗ trợ Sinh viên Viết bài BCTT + xin Dấu + Số liệu công ty thì để lại bình luận bên dưới hoặc vào fanpage để mình có thể Reply nhanh hơn nha.
- Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .
1.1. Một số khái niệm
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: là tập hợp tất cả các hoạt động học tập do tổ chức cung cấp cho người lao động trong một khoảng thời gian nhất định nhằm nâng cao khả năng, trình độ nghề nghiệp, cũng như thay đổi thái độ, cách thức làm việc của người lao động để giúp họ có thể thực hiện một cách hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình.”
Như vậy phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xét về nội dung thì phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động: giáo dục, đào tạo và phát triển.
- Giáo dục: được hiểu là các hoạt động nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo… của một nghề mới.
- Đào tạo: được hiểu là quá trình trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến nghề nghiệp của họ đang làm nhằm khắc phục những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng hiện tại cũng như cập nhật những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo mới để giúp họ có thể thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.
- Phát triển: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết vượt ra khỏi những yêu cầu của công việc hiện tại để họ có thể thực hiện được những công việc mới, phức tạp hơn đáp ứng những định hướng trong tương lai của tổ chức.
Xem thêm Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại link này —> Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Như vậy, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đều là các hoạt động học tập nhằm cung cấp cho người lao động các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo để họ có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Đào tạo nhằm giúp cho người lao động thực hiện hiệu quả hơn công việc trước mắt, còn phát triển nhằm chuẩn bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện một cách hiệu quả những công việc cao hơn trong tương lai. Sự phân biệt giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chỉ mang tính tương đối, giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau.
1.2. Các loại hình đào tạo
Hiện nay có rất nhiều cách phân chia đào tạo. Phân chia theo hình thức đào tạo có:
– Đào tạo mới: là đào tạo những kiến thức, kỹ năng của một nghề cho những người chưa có nghề.
– Đào tạo lại: là đào tạo các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo của một nghề cho những người đã có nghề nhưng vì một lý do nào đó mà nghề của họ không còn phù hợp.
– Đào tạo nâng cao trình độ: nhằm mục đích bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cho người lao động để họ có thể thực hiện những công việc phức tạp hơn một cách hiệu quả.
Ngoài ra, còn có thể phân chia theo nhiều mục đích đào tạo:
– Đào tạo định hướng lao động: là đào tạo nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức về tổ chức và về công việc cho những người lao động mới được tuyển dụng.
– Đào tạo an toàn: là đào tạo các kiến thức về an toàn lao động để nhằm ngăn chặn và giảm bớt các các tai nạn lao động.
– Đào tạo người giám sát và quản lý: là đào tạo cho những người giám sát và quản lý những về cách ra quyết định hành chính, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tạo động lực trong lao động cũng như cách làm việc với con người.
2. Mục tiêu – vai trò Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.1. Vai trò:
– Đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.
– Đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động.
– Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.
– Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát.
– Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.
– Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
– Tạo điều kiện cho áp dụng kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp
– Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực
– Tạo ra sự gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp
– Tạo ra tính chuyên nghiệp củ người lao động
– Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc.
2.2 Mục tiêu:
Mục tiêu nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức và cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững nghề nghiệp của mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách tự giác, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.