Khái niệm – Phân loại kỹ năng sống theo lý thuyết giáo dục
15/08/2020
0
Chia Sẻ
5
/
5
(
5
bình chọn
)
Kỹ năng sống là một phần không thể thiếu của mỗi con người, giúp con người có thể thích nghi được với cuộc sống hàng ngày. Vậy kỹ năng sống là gì? Phân loại kỹ năng sống theo lý thuyết của quản lý giáo dục. Cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Các quan điểm về Kỹ năng sống
Có rất nhiều quan điểm về ký năng sống và những cách phân loại đối với từng nền giáo dục của các quốc gia. Dưới đây là một số quan điểm về ký năng sống và cách phân loại tiêu biểu.
1.1. Quan điểm thứ nhất về kỹ năng
Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc, bao gồm:
-
Kỹ năng ra quyết định một cách đúng đắn;
-
Kỹ năng sáng tạo;
-
Kỹ năng giải quyết xung đột;
-
Kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình;
-
Kỹ năng giao tiếp;
-
Kỹ năng quan hệ liên nhân cách;
-
Kỹ năng làm chủ cảm xúc;
-
Kỹ năng làm chủ được cú sốc;
-
Kỹ năng đồng cảm;
-
Kỹ năng thực hành.
1.2. Quan điểm thứ 2 về kỹ năng sống
Người Ấn Độ hiểu kỹ năng sống là những khả năng tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người, gồm có: Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đối phó với tình trạng căng thẳng, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, hài hoà và kỹ năng ra quyết định.
Philipine cho rằng kỹ năng sống là những năng lực thích ứng và tính cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể đối phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày, gồm 11 kỹ năng sau:
-
Kỹ năng tự nhận thức;
-
Kỹ năng đồng cảm;
-
Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả;
-
Kỹ năng quan hệ liên nhân cách;
-
Kỹ năng ra quyết định;
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề;
-
Kỹ năng tư duy sáng tạo;
-
Kỹ năng tư duy phê phán;
-
Kỹ năng ứng phó;
-
Kỹ năng làm chủ cảm xúc và căng thẳng;
-
Kỹ năng làm doanh nghiệp.
1.3. Quan điểm thứ 3 về kỹ năng sống
Ở Bhutan người ta hiểu “Kỹ năng là bất kỳ kỹ năng nào góp phần phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, tinh thần và tạo quyền cho cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của họ và giúp xoá bỏ nghèo đói dẫn đến phẩm cách và cuộc sống hạnh phúc trong xã hội”. Đó là:
-
Những giá trị tinh thần, Niềm tin và thực hành;
-
Cầu nguyện và những thực hành tôn giáo khác;
-
Truyền thống xã hội;
-
Ra quyết định;
-
Giải quyết vấn đề;
-
Giao tiếp liên nhân cách;
-
Lãnh đạo;
-
Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp;
-
Hệ thống tin dụng nhỏ;
-
Hợp tác;
-
Những hoạt động thúc đẩy văn hoá;
-
Trao đổi giữa những nền văn hoá;
-
Văn hoá địa phương;
-
Tính thống nhất và cái riêng biệt về văn hoá;
3. Phân loại kỹ năng sống
Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ xã hội
-
Kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng cụ thể như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu, định hướng giá trị.
-
Kỹ năng đương đầu với cảm xúc, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh…
-
Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác như: giao tiếp thương thuyết, từ chối, hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của người khác.
Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ giáo dục giá trị (UNESCO) bao gồm:
-
Vệ sinh, thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng;
-
Các vấn đề về giới tính, sức khoẻ sinh sản;
-
Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS;
-
Phòng tránh rượu và thuốc lá;
-
Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro;
-
Hoà bình và giải quyết xung đột;
-
Gia đình và cộng đồng;
-
Giáo dục công dân;
-
Bảo vệ thiên nhiên, môi trường;
-
Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
Các nhóm kỹ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF)
-
Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tự trọng, kỹ năng kiên định, kỹ năng ứng xử với cảm xúc, kỹ năng đương đầu với căng thẳng)
-
Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác (kỹ năng quan hệ/tương tác liên nhân cách, kỹ năng cảm thông, kỹ năng đứng vững trước áp lực một cách nhanh chóng nhất, kỹ năng thương lượng).
-
Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định …)
Các nhóm kỹ năng sống theo những quan điểm khác nhau
-
Kỹ năng giao tiếp liên nhân cách như: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp không lời, kỹ năng biểu hiện cảm xúc, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng xin lỗi.
-
Kỹ năng thương lượng và từ chối bao gồm: Kỹ năng thương lượng và kiềm chế xung đột, kỹ năng từ chối, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm …
-
Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề gồm: kỹ năng thu nhập thông tin, kỹ năng phân tích, kỹ năng thực hành để đạt được kết quả.
-
Các kỹ năng tư duy tích cực: kỹ năng nhận biết thông tin và lĩnh hội nguồn thông tin thích ứng.
-
Các kỹ năng phát triển và kiểm soát nội tâm gồm: kỹ năng xây dựng tự tin và lòng tự trọng, các kỹ năng tự nhận thức bản thân bao gồm: nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các kỹ năng ấn định mục tiêu.
-
Các kỹ năng kiềm chế cảm xúc: Sự kiềm chế tức giận, xử lý trạng thái bồn chồn, kỹ năng xử lý với trạng thái mệt mỏi, các kỹ năng kiềm chế trạng thái căng thẳng như: tư duy tích cực, lạc quan và các phương pháp thư giãn.
Việc phân loại kỹ năng sống chỉ mang tính tương đối, tuỳ thuộc vào khía cạnh xem xét và đặc thù của từng quốc gia. Qua một số cách phân loại trên thấy rằng cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) để hiểu hơn cả, phù hợp với việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống.
Nguồn: Khoaluantotnghiep.com