Khái Niệm của Phật Giáo về Đau Khổ
ĐẠI CƯƠNG
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO
Thích Nữ Tịnh Quang biên soạn & tuyển dịch
Buddhist Nun Association in California Publishes 2016
2. KHÁI NIỆM CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO
Khái Niệm của Phật Giáo về Đau Khổ
Peter Morrell – Thích Nữ Tịnh Quang chuyển ngữ
Phật giáo là một tôn giáo có nhiều quan hệ đối với đau khổ. Nó không bao giờ thực sự ngừng nghiên cứu nỗi đau khổ của chính mình và người khác. Điều này hình thành tiêu điểm tập trung của tôn giáo, sự thực hành và triết lý của nó. Triết lý này khuyến khích khám phá về đau khổ, nguồn gốc của đau khổ. Mặc dù tất cả sự lôi cuốn đều có thể được giảm xuống với sự nhàm chán dựa trên những ảo tưởng về sự thật của cái tôi ham muốn những điều nào đó và không thích đối với những gì khác, nhưng điều này thì không phải đơn thuần hoặc một điểm dễ dàng nắm bắt một cách nhanh chóng: “Và các người, những người ẩn mình đằng sau một bức tường ảo tưởng không bao giờ thoáng nhìn sự thật, đến lúc quá muộn màng, khi chúng đã trôi qua.”
[George Harrison, Within you without you, 1967]
Chúng ta sống nhiều kiếp sống của chúng ta trong mạng nhện chằng chịt những tham dục và phẫn nộ. Đạo Phật nhắm vào việc phá hủy bản ngã, sự tu tập chánh niệm, hạnh phúc, lòng từ bi, an hòa và nhẹ nhàng. Điều này phải được gieo trồng trong một môi trường bao gồm sự chinh phục những cám xúc, sự chinh phục những ham muốn và chán ghét , nhận diện những phản ứng, và một thái độ quan tâm đối với tất cả sự sống.
Truyền thống Nguyên thủy chủ yếu nhấn mạnh đến đạo đức, chánh niệm và tự kiềm chế, nhằm mục đích đạt được sự giác ngộ có thể sau nhiều kiếp sống tương lai. Truyền thống Đại thừa chủ yếu đặt nặng việc đạt được không chỉ đối với tuệ giác, nhưng cũng bao hàm ý nghĩa Phật quả. Sự khác biệt tinh tế này có nghĩa là sự rèn luyện không chỉ để đạt được sự hiểu biết sâu sắc và giải thoát cá nhân từ vòng Luân hồi, mà còn để thực sự trở thành một vị Phật, một vị hoàn toàn giác ngộ đầy đủ đức tính từ bi cứu giúp mọi loài xuyên qua nhiều kiếp sống nhằm đạt được trí tuệ và giải thoát. Trong học thuyết Đại thừa, đề cao việc trở thành một vị Bồ tát, đó là một vị Phật tương lai phấn đấu vì sự giác ngộ của những người khác thành Phật trước mình. Tantrayana (Kim cương thừa) bao gồm những đường hướng Đại Thừa nhằm mục đích đạt được Phật quả viên mãn ngay trong cuộc đời này.
Trong truyền thống Thiền Đại Thừa, đúng hơn tích cực tàn phá bản ngã xuyên qua quán niệm hơn là sự thụ động và tự phủ nhận là kết quả của một cuộc sống kỷ luật lớn, sự đơn giản và tập trung. Bằng cách này, nó nhằm mục đích vươn tới sự hoàn hảo đối với việc kiểm soát tâm ý và đạo đức bằng cách nhận thức hoàn thiện tính không và sự tĩnh lặng tâm ý: “Những chuyến du hành xa hơn Ít ai biết được.” [George Harrison, The Inner Light, 1969]
Tất cả các khía cạnh khác của đời người, và thậm chí cả kinh điển Phật giáo đã cố ý giảm bớt (những ngôn từ) có thể. Thức ăn của đời sống Thiền là không ngừng đối đầu với những khuyết điểm tâm lý của tự thân: “Chúng ta chỉ là hai linh hồn lạc loài bơi trong một bát cá, năm này qua năm khác, chạy trên mặt đất cũ. Chúng ta đã tìm thấy những gì? Y như những nỗi sợ hãi ngày xưa. “[Pink Floyd Wish you were here, 1975].
Truyền thống Tây Tạng tu tập để đạt đến Vô ngã qua việc thực hành lòng Từ bi rộng lớn và bằng cách đặt sự đau khổ của người khác hơn là của chính mình để phát triển tình thương vị tha rất đặc biệt của một vị Phật cũng như trí tuệ của ngài. Sự phấn đấu này nhằm phát triển hai khía cạnh quan trọng của Phật quả với nhau, kề cận nhau. Chánh niệm và Thiền định đóng một vai trò nổi bật. Nghi lễ, hình tượng, học thuộc lòng kinh điển và tham gia vào cuộc tranh luận về những điểm tốt hơn về giáo lý cũng được sử dụng để có hiệu lực tối đa khơi dậy cảm giác tôn giáo và một sự hiểu biết thấu đáo về tánh Không.
Không sai khi cho rằng Phật giáo bắt đầu và kết thúc với học thuyết về đau khổ. Điều này nằm ở gốc rễ của nó cũng như căn cứ vào ở gốc rễ của chính đời sống. Chúng ta được sinh ra trong đau khổ – “như một con chó không có cục xương, chúng ta bị ném vào trong đời sống này” [The Doors] – và tất cả chúng ta phải chết với kinh nghiệm đau đớn và mất mát. Tất nhiên, chúng ta cũng có kinh nghiệm hưởng thu nhiều niềm vui, nhưng đau khổ dường như là sự tác động bao trùm của tất cả cuộc sống và của chúng ta. Chính Phật giáo bàn luận đến rất nhiều với các nghiên cứu về đau khổ trong tất cả các hình thức của nó, nó là gì, làm thế nào nó phát sinh và làm thế nào để trừ diệt nguyên nhân của nó, vượt qua hoặc chuyển hóa đời sống – mục tiêu giảm thiểu sự xuất hiện khổ đau, bằng cách cắt đứt nguyên nhân bên trong cuộc sống của con người qua thái độ và hành vi. Bằng cách này, ‘một đời sống mới’ có thể được cải thiện khi nỗ lực và quyết tâm được trang bị với sự nỗ lực. Sự thay đổi và cải tiến thực sự chỉ có thể có khi nỗ lực lớn được thực hiện bằng những bài tập đúng. Đây là trường học và đạo lộ của Phật giáo. Do đó Phật giáo là một tôn giáo tự chuyển đổi và tự hoàn thiện, xuyên qua sự ứng dụng của những nỗ lực không ngừng:
“Hãy cố gắng nhận ra đó là tất cả bên trong chính bạn. Không ai khác có thể làm cho bạn thay đổi.” [Within you without you, George Harrison, 1967]
Vì Phật giáo là một tôn giáo quan tâm chủ yếu đến đau khổ, vì vậy, đặc biệt nó đồng nhất với các tầng lớp lao động bị áp lực đè nặng với ‘thất bại trong cuộc sống” và sự đau khổ của những chướng ngại, không có cơ hội tiến triển, thất vọng và nghèo nàn v.v…Do đó Phật giáo hòa đống đối với những mức độ với tất cả người nghèo và những người đau khổ như thế khi nó tạo nên một học thuyết trung tâm đối với những hình thái đó. Nó xác định như một chủ thể học thuyết của chính nó, do đó, với những trạng huống biểu lộ hơn về sự đau khổ của con người, mà chủ yếu được tìm thấy rõ nhất trong các tầng lớp xã hội thấp hơn của xã hội. Đây không phải để nói rằng người giàu và có đặc quyền không kinh nghiệm đau khổ, nhưng ngay cả những người hạnh phúc đang tận hưởng cuộc sống hiện tại, họ cũng đau khổ với những giới hạn.
Trong mọi trường hợp, có những hình thái vi tế và hiện hành của đau khổ và những trạng thái bất tịnh của tâm ngay cả đối với những người giàu có và hạnh phúc. Họ cũng bị đau khổ vì sự mất mát, chán chường và thất vọng. Họ cũng nặng trĩu với sự ghen tị, tham lam, sợ hãi và tham muốn. Tuy nhiên, sự đau khổ chính được giới hạn trong giai cấp thấp và nghèo nàn so với những người giàu có. Một trong những đặc điểm nổi bật của những người lao động là họ chịu nhiều đau khổ hơn với những trì trệ, thất bại và thất vọng trong cuộc sống của mình. Do đó chúng tạo nên một chủ đề tốt dành cho việc nghiên cứu đối với Phật tử. Vị trí của họ trong xã hội có được một sự đồng cảm chính đáng đối với họ, và điều này dễ đưa đến sự cảm thông với nỗi đau của họ, dù là một Phật tử nghiêm ngặt có thể cho rằng sự đau khổ của mình là sự chín muồi của nghiệp xấu của mình [là “sai lầm của chính mình” ] hoặc đó là ảo tưởng trong ý nghĩa sâu sắc của nó là một khía cạnh về tự tính Không tồn tại của cái Tôi, dựa trên một cấu trúc của tinh thần…
Đúng hơn, có thể nói rằng, với phương pháp thiền định và chánh niệm trong Phật giáo có thể không đạt tới vô ngã, bởi vì chỉ thực hiện các hiệu lực này và chúng không trực tiếp chống lại bản ngã. Bản ngã phải được giải quyết, nó phải được chinh phục và giảm thiểu nếu nhận thức đúng xuất hiện: “Khi bạn đã nhìn thấy những điều thoát khỏi chính bạn thì bạn có thể tìm thấy tâm An lạc đang đợi chờ ở đó.” [George Harrison, Within you without you,1967]
Ví dụ, một người có thể thực hành thiền định và chánh niệm lâu năm, biết tất cả những giáo pháp bằng tâm mình, nhưng vẫn còn bẩm tánh kiêu ngạo. Điều này là do ý thức của chúng ta về cái Tôi còn tồn tại và rất khó diệt trừ. Đối với một số chúng ta, Bản ngã trở nên quá rắn chăc và chúng ta đồng nhất với tâm này, cơ thể này và các chi tiết của cuộc sống này rất ư chặt chẽ. Rồi chúng ta rất miễn cưỡng để cho những yếu tố này ra đi, để nới lỏng sự chấp thủ và để cho cái tôi tan đi: “Tôi xây dựng nhà của tôi bằng những hòn đá. Bao nhiêu nút thắt không đáng mà tôi đã buộc. Tôi đào những cạm bẫy trong con đường của tôi. Bao nhiêu nước mắt không đáng mà tôi đã khóc.” [Robin Williamson, Cutting Strings, 1970]
Nếu chúng ta dựa trên những vấn đề này như thế nhận thức của chúng ta về bản ngã rất mạnh mẽ; tuy nhiên, nếu chúng ta buông bớt cảm giác của mình đối với việc đồng hóa với thân, tâm của chúng ta và vị trí của chúng ta trong cuộc sống, khiến cho chúng hơi thoát xa và ít quan trọng, đó là không chấp thủ với chúng thì ý thức cái Tôi theo đó mà giảm bớt. Nhưng kế đến là nhận thức sáng suốt cùng với niềm vui và lòng từ bi thực sự có thể hiện hữu: “Bạn cho tất cả mọi người ánh sáng của bạn và nó chỉ làm cho bạn tươi sáng hơn.” [You get brightness every day, Mike Heron, 1967]
Dường như ai đó khác yêu mến người khác đến mức độ họ không còn quá yêu mến bản thân: “Bạn chưa bao giờ thưởng thức thế giới đúng. Cho đến khi biển tự thân trỗi nhịp. Trong tĩnh mạch của bạn và bạn được che phủ. Với các tầng trời và đăng quang với các vì sao.” [Thomas Traherne]
Đây là sự ứng dụng đúng về việc không chấp và chánh niệm như thuốc giải độc tinh thần của tính ích kỷ. Có thể xuyên qua tính Không hay lòng Từ bi, và sự kiên nhẫn, hoặc Bố thí, bằng cách này hoặc cách khác người ta phải giải phóng sự kìm kẹp của bản ngã để đạt được sự chứng ngộ tuyệt vời. Đơn giản là không có cách nào khác.
Đó là sự kháng cự cái Tôi chống lại sự thực hiện lòng vị tha và tính Không và ngăn cản chúng ta đạt được cái nhìn sâu sắc hoàn thiện. Sự đề kháng này có thể to lớn đối với những ai đã có thói quen nhận diện rất vững chắc về nhận thức hiện tại của mình và hoàn cảnh cuộc sống với tâm thức minh mẫn và trống rỗng, đó là nền tảng cho tất cả sự sống và chảy xuyên qua tất cả muôn pháp: “Và để thấy, sự thực bạn chỉ là rất nhỏ. Và cuộc sống chảy trong bạn và không có bạn.” [Within you without you, George Harrison, 1967]
Cái tôi khiếp đảm đối với sự tuyệt chủng của chính nó hơn bất cứ đìều nào khác. Khi nó chảy qua tất cả mọi thứ không thể bị phá hủy thì không có nỗi sợ hãi phát sinh.
Khi những ý tưởng này trở nên cảm nghiệm và thẩm thấu hoàn toàn, nó sẽ có thể hiểu lý do tại sao Đức Phật được gọi là Đấng Điều ngự, Thế Tôn, Như Lai, Vô thượng sĩ…nhà Đại hiền triết Ấn Độ, Bậc thầy Hoàn vũ, và Bâc Thiên Thê [Sugata]…vì khi bản ngã thực sự đã bị phá vỡ và niềm an lạc và lòng từ bi vị tha đã phát khởi, cõi tâm đã thực sự hòa nhập vào hạnh phúc, đó là Phật quả.
Tinh tấn để “không chấp thủ với những thú vui của cuộc sống trần tục.”
“Ái dục luân hồi dẫn đến trói buộc sự hiện sinh.”
“Làm sao đối với sự hiện hữu của đời sống này bị đảo ngược.”
“Nếu bạn mãi suy nghĩ những điều này, về những hành vi và các kết quả không thể nào tránh được của chúng, và những đau khổ của sự luân hồi,”
“Tiếp nối một khát vọng giác ngộ viên mãn cao nhất”, đó là giống như “mục đích vị tha tối cao giác ngộ.”
“Đã bước vào lồng sắt của việc hướng tâm”
“nhận thức Tính Không”, đó là “nhân quả của tất cả muôn trùng hiện tượng.”