Khái Niệm Du Lịch Bền Vững / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | 2atlantic.edu.vn

Chương trình nghị sự 21 được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh thế giới Rio de Janeiro, 1992, đã đề cập đến nhiều vấn đề môi trường có tính toàn cầu như hiện tượng Trái đất nóng dần lên, khủng hoảng lương thực, nhiên liệu, nước, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nghèo đói, bệnh tật, cách kiếm sống V.V.. hay nói cách khác đó là “Chất lượng cuộc sống” hôm nay và trong tương lai.Để đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn, những thay đổi cơ bản cần phải được thực hiện ở cấp địa phương bởi các cá nhân, các nhóm xã hội và chính quyền địa phương, vì họ là người tổ chức và quyết định chất lượng cuộc sống của chính mình, chứ không ai khác. Do đó Chương trình nghị sự 21 địa phương (LA21) ra đời và điều này chỉ có thể đạt được bằng cách trao quyền cho những con người bình thường. Theo đó chính quyền địa phương đã được kêu gọi tham gia cùng các cộng đồng địa phương trong việc vạch ra kế hoạch hành động của địa phương mình. Vì thế đã làm xuất hiện nhiều ý tưởng mang đặc thù khu vực với những sắc thái xã hội riêng biệt hoặc đặc trưng từ một ngành phát triển nào đó. Có rất nhiều ý tưởng như vậy, trong đó ý tưởng về ” đô thị bền vững” là mối quan tâm nhạy cảm nhất.Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Phần 5. Tổ chức thực hiện Phát triển bền vững), đã chỉ rõ: mỗi ngành, địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) cần xây dựng Định hướng chiến lược về phát triển bền vững nhằm khẳng định những hoạt động cụ thể của ngành, địa phương mình để tiến tới phát triển bền vững, trên cơ sở tham chiếu những định hướng lớn của “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội” và “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”.Với tư cách là những người hoạt động trong lĩnh vực Quy hoạch xây dựng và Quản lý đô thị, việc xây dựng và tổ chức thực hiện “Định hướng chiến lược phát triển bền vững hệ thống đô thị Việt Nam” là một việc làm mang tính cấp bách, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.Đô thị hoá diễn ra với quy mô ngày một mở rộng, tốc độ ngày một tăng cao là xu hướng diễn ra ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới từ ba, bốn thập niên trở lại đây, và có không ít những lo ngại đặt ra cho xã hội loài người. Trong giai đoạn hiện nay, thế giói của chúng ta đang trên ngưỡng đạt tới 50% dân số là dân cư đô thị, thì nhiều vấn đề được đặt ra và cần có sự trả lời, như:+ Không gian đô thị được mở rộng như thế nào để chứa được số lượng cư dân ngày một dông đúc?+ Cơ sở dịch vụ đô thị phải mở rộng như thế nào để đáp ứng được hoạt động của đô thị?+ Môi trường tự nhiên trong đô thị phải làm cách nào để bảo vệ và không ngừng được nâng cao về mặt chất lượng?+ Những vấn đề an ninh và an toàn đô thị phải được xem xét như thế nào?+ Hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị phải đạt đến trình độ nào mới có khả nãng đáp ứng cho nhu cầu đô thị?+ Làm thế nào để có đủ việc làm cho người dân đô thị?+ Cách kiếm sống cũng như vấn đề công bằng và bình đẳng vể cơ hội được thực hiện như thế nào đẻ nâng cao sức sáng tạo cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư đô thị?v.v…Trước hàng loạt vấn đề được đặt ra như vậy, sự nỗ lực tìm kiếm về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm rút ra từ những mô hình thực nghiệm đi đầu ở các khu vực và quốc gia trên thế giới đã đem lại kết quả. Trong “Báo cáo Phát triển con người, New York, 1990, UNDP” đã chỉ ra rằng “Việc đô thị hoá nhanh chóng không phải là khủng hoảng hay thảm kịch, nó chỉlà một thách thức đối với tương lai mà thôi. Quá trình đô thị hoá tạo ra nhiều thuận lợi và bất lợi cần được phân tích. Tuy nhiên đô thị hoá là con đường văn minh của loài người bởi các đô thị là nơi chủ yếu tạo ra của cải vật chất cho con người. Thu lợi nhiều từ đô thị hoá nhimg con người cũng phải trả giá không kém cho những bất lợi của nó. Chỉ có một con đường duy nhất để tránh được thách thức này là tạo ra đô thị bền vững “.Vậy đô thị bền vững là gì? Tiêu chí để xây dựng một đô thị bền vững ra sao? Vai trò cùa chính quyền địa phương trong phát triển và quản lý thực hiện đô thị bền vững như thê nào ? Tất cả là những kiến thức cơ bản về đô thị bền vững.