Khái Niệm, Đặc Điểm Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt

Rate this post

Khái Niệm, Đặc Điểm Của Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ, muốn tham khảo các khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài khái niệm, đặc điểm và vai trò ra thì còn có thêm những đề cương chi tiết và lời mở đầu của luận văn thạc sĩ, các bạn có thể tham khảo tại đây nhé.

CHÚ Ý: Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài luận văn thạc sĩ về đánh giá sự hài lòng của khách hàng, được luanvanpanda tổng hợp về vấn đề này các bạn có thể bấm tại đây: 

=====>>> Luận Văn Thạc Sĩ Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng

============>>> Luận Văn Thạc Sĩ Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt

1. Khái niệm sự hài lòng của khách hàng:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng:

Đo lường sự hài lòng của khách hàng phục vụ hai vai trò đó là cung cấp thông tin và thái độ giao tiếp với khách hàng. Có lẽ, lý do chính để đo lường sự hài lòng của khách hàng là thu thập thông tin, hoặc liên quan đến những gì khách hàng phản hồi để làm tốt hơn hoặc đánh giá thế nào về việc đáp ứng nhu cầu khách hàng của mình (Varva, 1997). Đo lường sự hài lòng của khách hàng là một nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, kết quả là lợi thế cạnh tranh của công ty và được đo lường theo những cách khác nhau.

Theo tác giả Bachelel (1995) cho rằng: Sự hài lòng của khách hàng như một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng qua sự trải nghiệm của họ về một sản phẩm hay một dịch vụ bởi vì nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn và dưới mức mong muốn.

Sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái/cảm nhận của khách hàng đối  với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ đó (Terrence Levesque và  Gordon H.G McDougall, 1996).

Theo Philip Kotler (2001) cho rằng: Sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Sự hài lòng là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn. Mức độ hài lòng của khách hàng được xem như sự so sánh giữa mong đợi trước và sau khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ (Oliver, 1997).

Theo Philip Kotler (2007) thì Sự hài lòng của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của mình. Mức độ hài lòng phụ thuộc sự khác biệt giữa kỳ vọng và kết quả nhận được.

Như vậy, có thể hiểu: Sự hài lòng của khách hàng là cảm nhận/thái độ của khách hàng sau khi sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao thì họ sẽ hài lòng với dịch vụ đó. Ngược lại nếu khách hàng cảm nhận dịch vụ có chất lượng thấp thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện.

2. Khái niệm dịch vụ thanh toán:

Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện  giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán. Phương tiện thanh toán là tiền mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán (Chính phủ, 2001).(4, Điều 3)

Thanh toán không dùng tiền mặt hiện là một phương thức thanh toán mới dựa trên nền tảng sự phát triển của thương mại điện tử và Internet, là xu hướng mới trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, và là một trong những đề án chung của Chính phủ nằm trong chuỗi đề án phát triển kinh tế xã hội hiện nay

3. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM):

Theo tác giả Đặng Công Hoàn (2015):“TTKDTM là một hoạt động dịch vụ thanh toán được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ/phương thức thanh toán để bù trừ tiền từ tài khoản/hạn mức tiền của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc được bù trừ lẫn nhau thông qua đơn vị cung ứng DVTT”.(8, trang 15)

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu TTKDTM là một hình thức vận động của tiền tệ. TTKDTM trong thanh toán tiền điện đóng vai trò trung gian thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn mục đích của họ thông qua các hình thức thanh toán, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền… bằng cách trích chuyển trên sổ sách, ghi chép cắt chuyển tiền từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác không sử dụng đến tiền mặt.

Về quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước, theo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về TTKDTM, Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 101/2012/NĐ-CP và Thông tư 46/2014/NHNN ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ TTKDTM: “Dịch vụ TTKDTM là các dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng và một số dịch vụ khác thực hiện thanh toán không qua tài khoản ngân hàng”.(5,Điều 4)

Như vậy, có thể hiểu, dịch vụ TTKDTM là loại hình dịch vụ được các NHTM cung cấp để khách hàng thanh toán hàng hóa và dịch vụ qua tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng mà không sử dụng đến tiền mặt.

4. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Nó có một số đặc điểm sau:

– Đặc điểm cơ bản của dịch vụ TTKDTM là sự vận động của tiền tệ, độc lập  với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp nhau.

Đây là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất của hình thức TTKDTM. Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu Hàng – Tiền – Hàng (H-T-H) mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán, đây là đặc điểm riêng của thanh toán không dùng tiền mặt.

– Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán.

Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình.

Với những đặc điểm nêu trên, TTKDTM nếu được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trong tương lai, theo đà phát  triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, TTKDTM sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế.

5. Tính tất yếu khách quan và vai trò thanh toán không dùng tiền mặt

5.1. Tính tất yếu khách quan

Nền kinh tế phát triển, có nhiều thành phần kinh tế tham gia thanh toán bằng tiền mặt, việc thanh toán bằng tiền mặt có những hạn chế cơ bản:

  • Không đảm bảo tính an toàn cho người trả tiền và người nhận tiền, tiếp đó là chi phí in ấn, vận chuyển rất lớn và vấn đề quan trọng nữa là khoảng cách giữa người bán và người mua nhiều khi rất xa nhau.

  • Thanh toán bằng tiền mặt tạo khẽ hở cho các đơn vị bán không chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ, dễ trốn thuế, làm giảm thu Ngân sách nhà nước (NSNN) và khó kiểm soát về mục đích, đối tượng các khoản chi….

  • Thanh toán bằng tiền mặt có tốc độ không cao vì thanh toán dùng tiền mặt luôn có sự xuất hiện của tiền mặt nên thanh toán giữa bên mua và bên bán phải có sự vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt… do đó dễ dẫn đến mất mát và nhầm lẫn.

Do đó, quá trình thanh toán bằng tiền mặt cho thấy không thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Từ thực tế khách quan đó, phương thức TTKDTM được hình thành, nó khắc phục những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán trực tiếp đến đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ, chi theo tiến độ thực hiện công việc của đơn vị. Do tính ưu việt như vậy nên hình thức thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng hoàn thiện và ngày càng phát triển, không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là một tất yếu khách quan.

5.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt

Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM là một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổng chu chuyển tiền tệ, nó có vai trò quan trọng đối với các chủ thể thanh toán, các trung gian thanh toán, cụ thể:

Đối với nền kinh tế: Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, TTKDTM đã giữ một vai trò rất quan trọng đối với từng đơn vị kinh tế, từng cá nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và sinh lời tối đa cho mình. Do đó, họ muốn sản phẩm của họ làm ra phải được tiêu thụ ngay trên thị trường và thu được tiền để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới. Vì vậy, vấn đề thanh toán tiền hàng là vô cùng quan trọng, trong quá trình trao đổi mua bán nếu đơn vị dùng tiền mặt thì sẽ gặp nhiều khó khăn về phương tiện vận chuyển bảo quản tiền khả năng rủi ro cao.

TTKDTM mặt góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội như: in ấn, phát hành, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Mặt khác, TTKDTM còn tạo ra sự chuyển hoá thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản. TTKDTM tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhà nước vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, qua đó kiểm soát được sự lạm phát, đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.

Đối với ngành điện: TTKDTM giúp tối ưu hóa nguồn nhân lực, giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty Điện lực; nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý của ngành điện.

Đối với khách hàng: Thanh toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, từ đó giúp giảm thiểu chi phí phát sinh, rủi ro khi mang tiền mặt bên người, tự chủ và tiết kiệm được thời gian thanh toán, không lo bị cắt điện vì thanh toán trễ…. Sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn, và bảo mật cho khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán ngày càng cao.

Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro.