Khách hàng tiềm năng là gì? Vai trò và cách xác định khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là gì? Vai trò của khách hàng tiềm năng có quan trọng đối với doanh nghiệp không? Làm thế nào để doanh nghiệp tìm thấy khách hàng tiềm năng? Trong bài viết này, MMIC sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên để bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng nhé!
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng (Potential Customers) là những người có quan tâm và có khả năng mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Dù chưa tiến hành mua hàng nhưng họ lại có nhu cầu quan tâm và muốn sở hữu sản phẩm đó. Và có thể cần thêm thời gian để tìm hiểu thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Sự khác nhau giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là gì?
Khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là những cá nhân hoặc tổ chức có khả năng trở thành khách hàng thực tế của một doanh nghiệp. Họ có nhu cầu hoặc mong muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa từng mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước đây. Khách hàng tiềm năng thường cần thêm thông tin và được tiếp cận để thuyết phục mua sản phẩm/dịch vụ.
Khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu (Target Audience) là những khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến và tiếp cận để tiếp thị và bán sản phẩm/dịch vụ của mình. Khách hàng mục tiêu có thể đã từng mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc có nhu cầu sử dụng trong tương lai. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng chiến lược để thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng mục tiêu, nhằm tăng doanh số và lợi nhuận.
Vai trò khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp
Tạo mối quan hệ và tương tác
Gắn kết với khách hàng tiềm năng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ và tương tác. Bằng cách cung cấp thông tin giá trị, tạo sự tương tác và hỗ trợ, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin và tạo liên kết với khách hàng tiềm năng, tạo đà để chuyển đổi thành khách hàng thực tế.
Nguồn cung cấp thông tin
Khách hàng tiềm năng cung cấp thông tin quan trọng về nhu cầu, sở thích, mong muốn và thị trường tiềm năng. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để điều chỉnh chiến lược tiếp thị, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Trực tiếp đóng góp doanh thu cho doanh nghiệp
Một trong những ưu điểm đáng chú ý của nhóm khách hàng tiềm năng là khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi. Họ là những người trực tiếp quyết định mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ sau khi đã tìm hiểu về sản phẩm và cân nhắc kỹ lưỡng. Do đó, đây là nhóm khách hàng trực tiếp đóng góp phần vào doanh thu của doanh nghiệp.
Kênh tiếp thị 0Đ từ khách hàng tiềm năng
Nếu quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự diễn ra thành công, thì việc chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Khi đó, chính khách hàng sẽ trở thành một kênh tiếp thị quan trọng cho thương hiệu/doanh nghiệp của bạn. Họ có thể giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn bằng hình thức truyền miệng (Word-of-mouth marketing) và khuyến khích người thân, bạn bè cùng các mối quan hệ xung quanh sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, để đạt được điều này thì sản phẩm/dịch vụ của bạn phải có chất lượng tốt và có sự đầu tư kỹ lưỡng.
Phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Sau khi tìm hiểu về khái niệm khách hàng tiềm năng là gì và vai trò của khách hàng tiềm năng, tiếp theo là tìm kiếm và thu hút khách hàng. Dưới đây là một số phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng mà bạn có thể tham khảo:
Nghiên cứu thị trường
Khảo sát và nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng tiềm năng, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của họ. Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, tìm hiểu dữ liệu thống kế để xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và tìm hiểu thị trường.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Tối ưu hóa website giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như Google. Qua đó, có thể thu hút lưu lượng truy cập từ khách hàng tiềm năng khi họ tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Quảng cáo trực tuyến
Sử dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google AdWords, mạng xã hội (Facebook, Instagram, LinkedIn,…) hay các trang web liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh để truyền tải thông điệp và quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng.
Email Marketing
Sử dụng email để gửi thông tin, chương trình khuyến mãi, bản tin hàng tuần/tháng đến danh sách khách hàng tiềm năng. Điều này không chỉ tăng sự nhận biết về thương hiệu mà còn tạo nên sự gắn kết với khách hàng tiềm năng trong thời gian dài.
Cập nhật ngay: 5 phần mềm Email Marketing hàng đầu hiện nay
Sự kiện & hội thảo
Tham gia các sự kiện, hội thảo, triển lãm và gặp gỡ trực tiếp những người trong ngành hoặc đối tượng khách hàng tiềm năng. Xây dựng mạng lưới kết nối để tạo nên cơ hội giao tiếp trực tiếp và thiết lập mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Cộng đồng trực tuyến
Tham gia vào các diễn đàn, group trên mạng xã hội hoặc cộng đồng trực tuyến liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cách để giao tiếp với khách hàng tiềm năng, chia sẻ kiến thức và tạo nên sự uy tín trong lĩnh vực.
Tận dụng mạng xã hội
Tận dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter,… để tìm kiếm và tương tác với khách hàng tiềm năng. Bằng cách chia sẻ những nội dung hấp dẫn, thảo luận với khách hàng và tương tác trực tiếp với họ.
Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết)
Affiliate Marketing không chỉ giúp tăng cường sự nhận diện của thương hiệu một cách nhanh chóng mà còn hỗ trợ thúc đẩy việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. Doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch quảng cáo sản phẩm/dịch vụ theo mô hình PPC (Pay per click) hoặc PPA (Pay per action) thông qua những người nổi tiếng (Publisher) phù hợp với phong cách và tính chất của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Telesales
Đây là một giải pháp hiệu quả để tạo ra cơ hội bán hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đặc biệt là đối với các sản phẩm/dịch vụ có tính chất phức tạp hoặc cần sự tư vấn trực tiếp. Qua đó, nhân viên telesales sẽ tiếp xúc, trình bày về sản phẩm/dịch vụ và thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ.
MMIC hy vọng thông qua bài viết trên bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về khách hàng tiềm năng là gì và cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Chúc bạn thành công!