Khắc phục mạng WiFi yếu + chậm – WiFiViet.Net
Một trong những than phiền được nhân viên chăm sóc khách hàng của các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông ghi nhận thường xuyên nhất là: “Mạng Wifi chậm – Nguyên nhân tại sao? Và Có cách khắc phục như thế nào?”. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn thống kê một số Nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục mạng Wifi bị chậm triệt để.
Ngày nay, Wifi đã có mặt hầu hết ở mọi nơi và rất cần thiết trong cuộc sống: cần trong công việc, trong học tập, trong vui chơi giải trí,… Việc mạng Wifi bị lỗi, bị chậm sẽ gây rắc rối và khó chịu cho những người cần Internet hàng ngày. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục mạng Wifi chậm là gì? Có đơn giản, dễ khắc phục không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nếu wifi ở nơi công cộng thì chúng ta khó có khả năng khắc phục được nhưng nếu wifi của nhà bạn thì khá đơn giản và dễ khắc phục. Bạn hãy để ý và kiểm tra một số đặc điểm ở mạng Wifi này của nhà mình nhé.
Mục Lục
Vị trí đặt bộ phát WiFi
Tín hiệu Wifi cũng có thể bị gián đoạn khi gặp phải quá nhiều vật cản hoặc khoảng cách đến thiết bị cần kết nối quá xa, do đó bạn nên cân nhắc để chọn vị trí đặt bộ định tuyến wifi trong nhà cũng sẽ giúp cải thiện rất nhiều đến tốc độ kết nối mạng của các thiết bị đó.
Hầu hết các bộ định tuyến wifi hiện nay đều là băng tần kép: phát cả 2 loại tín hiệu với tần số 2.4 GHz và tốc độ nhanh hơn với 5 GHz. Điểm khác biệt giữa 2 loại tín hiệu này đó là tần số 2.4 Ghz tuy chậm hơn nhưng có thể đi xuyên qua các vật cản như tường được trong khi tần số 5 Ghz thì không.
Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mạng Wifi nhà bạn bị chậm hơn trong môi trường có nhiều vật cản, vì tốc độ wifi sẽ giảm đi đáng kể khi tín hiệu kết nối lúc đó chỉ đạt 2.4 Ghz.
Giải pháp: Tuân thủ các quy tắc lắp bộ phát wifi để wifi hoạt động hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cần lắp vị trí sao cho tối ưu kết nối thiết bị.
Thiết bị kết nối mạng WiFi
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, rất nhiều thiết bị công nghệ cao ra đời và hoạt động dựa trên việc kết nối Wifi như: camera giám sát, máy phát nhạc, máy hút bụi, tivi, điện thoại, ổ cắm điện thông minh, bóng đèn thông minh trong gia đình… dẫn đến việc kết nối wifi bị quá tải và chậm.
<ảnh 3>
Đặc biệt việc kết nối quá nhiều thiết bị trên hệ thống router Wifi đời cũ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc kết nối wifi trở nên chậm hơn, do các router wifi đời cũ không thiết kế đủ để xử lý quá nhiều thiết bị kết nối như vậy.
Giải pháp: Nếu có thể, hãy nâng cấp router wifi mới để phù hợp hơn với những thiết bị thông minh cần kết nối mạng Wifi trong ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, bạn có thể chú ý để ngắt kết nối wifi một vài thiết bị khi không cần dùng tới.
Số người dùng WiFi
Tương tự như việc quá nhiều kết nối vào wifi, thì việc quá nhiều người sử dụng wifi cũng dẫn đến tình trạng wifi chậm hơn. Với quá nhiều thiết bị sử dụng WiFi và quá nhiều người dùng cũng như nhiều router WiFi đang hoạt động, rất dễ hiểu tại sao bạn thấy sóng WiFi nhà mình luôn “bận rộn”.
Giải pháp: bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lại cài đặt chất lượng kết nối (Quality of Service) trên bộ định tuyến wifi. Cài đặt này của bộ định tuyến của bạn giúp loại bỏ một số dung lượng nhất định của một thiết bị cụ thể hoặc một hoạt động cần truy cập mạng cụ thể để tăng hiệu quả hoạt động wifi
Cáp mạng LAN cho WiFi
Bạn có để ý kết nối giữa bộ định tuyến wifi và máy tính nhà mình dùng loại dây cáp nào để dẫn truyền không? Bạn có thể xác định loại dây cáp nhà mình bằng cách kiểm tra số ký hiệu CAT ngay trên vỏ ngoài của dây, thường có 3 loại dây cáp sau:
– Cáp Cat 5 là loại dây cáp lâu đời nhất và cho tốc độ chậm nhất, tốc độ truyền tối đa chỉ đạt 100 Mbps.
– Cáp Cat-5e là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ mạng Ethernet Gigabit với tốc độ truyền tối đa đạt 1,000 Mbps.
– Cáp Cat-6/6a là loại cáp có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất lên đến 10,000 Mbs cho kết nối Internet thông thường.
Nếu bạn đang sử dụng cáp Cat 5, loại cáp này có thể đang làm chậm lại tốc độ kết nối mạng wifi của bạn. Bên cạnh đó kiểm tra xem mỗi dây cáp bên trong có đang hoạt động tốt hết cả không bằng công cụ kiểm tra dây cáp.
Giải pháp: nếu bạn kiểm tra thấy nhà mình đang dùng loại cáp Cat 5 hoặc dây cap kết nối của bạn đang bị hỏng.Thay mới dây cáp bằng loại cat 5e hoặc 6/6a
Bộ Repeater hoặc Extender WiFi
Đối với nhiều gia đình có diện tích nhà rộng hoặc nhiều người có nhu cầu sử dụng Wifi thì thường hay tìm và lắp thêm một Repeater Wifi hoặc Extender Wifi nhằm nâng cao mật độ phủ sóng Wifi trong nhà và để khắc phục tình trạng kết nối wifi chậm nhưng vô hình chung việc này khiến cho tình hình mạng thêm tệ mà không hỗ trợ gì thêm.
Giải pháp: Nếu nhà bạn nằm trong trường hợp vừa kể trên bạn hãy dùng hệ thống mạng wifi mesh – mạng lưới wifi được tạo thành từ sự liên kết của các thiết bị phát sóng Wi-Fi có trong khu vực lắp đặt.
Sóng WiFi bị nhiễu
Trông các khu đô thị hay khu vực tập chung đông dân cư với mật độ các công trình cao tầng dày đặc tại các thành phố lớn như ngày nay thì tình trạng nhiễu sóng wifi khá phổ biến và hoàn toàn có khả năng xảy ra. Điều này sẽ làm gián đoạn kết nối và khiến mạng wifi nhà bạn bị chậm hơn.
Giải pháp: Để hạn chế tình trạng nhiễu sóng xảy ra, bạn hãy tạo cho mình một kênh wifi riêng, mặc dù hiện nay đại đa số các router wifi mới đều sẽ ưu tiên lựa chọn kênh nào tốt nhất kết nối. Các bước đổi kênh cho router wifi như sau:
– Truy cập vào địa chỉ IP mặc định của Router Wifi: 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1 trên trình duyệt Web. Nếu truy cập IP mặc định trên không được thì IP Router của bạn đã bị thay đổi.
– Để tìm IP truy cập Router đó bạn là như sau. Mở hộp thoại RUN (Windows + R) gõ cmd và Enter. Tại cửa sổ Comand Prompt gõ ipconfig và Enter. Bạn sẽ tìm thấy IP truy cập Modem Wifi của bạn.
Gõ địa chỉ IP này vào trình duyệt để truy cập phần quản lý của Modem. Bạn sẽ thấy yêu cầu nhập User và Password truy cập (phía sau Modem sẽ thấy phần User và Pass mặc định.
Tiếp theo, bạn vào Wireless > Wireless Settings > Thay đổi ở phần Channel (nên sử dụng kênh 1, 6 hoặc 11).
Cập nhập Firmware cho WiFi
Firmware là hệ điều hành điều khiển modem Wifi, hệ điều hành này cũng tương tự như các hệ điều hành IOS hay Android, sau một thời gian các nhà mạng cũng sẽ tung ra các bản cập nhập mới để sửa các lỗi bảo mật. Các bản cập nhập này cũng có thể giúp tăng cả cường độ, hiệu năng và độ ổn định của đường dẫn truyền mạng.
Tuy nhiên bạn không cần thực hiện việc cập nhật Firmware quá thường xuyên. Trung bình cứ 1-2 tháng bạn có thể vào trang Control panel của Modem và theo dõi các bản Update mới của modem Wifi và cập nhập lại nếu có là được. Ngoài ra, bạn cũng nên đổi mật khẩu WiFi mỗi năm từ một đến hai lần là đủ.
Thiết bị kết nối có lỗi
Trong một số trường hợp như Modem Wifi nhà bạn quá cũ hoặc có một số lỗi bên trong gây ra xung đột bên trong bộ định tuyến cũng sẽ gây ra tình trạng mạng bị chậm, mạng lỗi và dừng hoạt động.
Giải pháp: Khi không xác định được nguyên nhân mạng chậm do lỗi Modem hay do nguyên nhân nào khác bạn hãy rút phích cắm thiết bị, ngắt kết nối trên thiết bị, sau đó liên hệ phía nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật.
Nâng cấp Modem WiFi
Thông thường, ngay khi đăng ký lắp đặt một gói mạng Internet Wifi của nhà mạng nào đó bạn thường sẽ được tặng kèm một bộ Modem Wifi miễn phí. Tuy nhiên, thì hâu fheets các Modem tặng kèm này thương không đáp ứng được các yêu cầu về hiệu năng, cường độ và độ ổn định của sóng Wifi.
Với mỗi dòng Modem khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, giá thành cũng khác nhau tùy vào chất lượng của dòng Modem đó. Ưu điểm và chất lượng càng tốt thì giá thành càng cao. Vì vậy, để đảm bảo có một đường truyền mạng ổn định và chất lượng hơn thì bạn hãy nên cân nhắc và đầu tư cho gia đình mình một Modem mới “cao cấp” và “xịn xò” hơn hàng tặng kèm nhé.
Nâng cấp gói cước
Sau khi kiểm tra tất cả các nguyên nhân trên mà mạng nhà bạn vẫn bị chậm, thì lý do gây nên mạng chậm ở đây thường do bản chất gói dẫn truyền mạng bạn chọn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu và cường độ sử dụng Wifi của gia đình bạn. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo và nâng cấp các gói cước mới phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn hơn.