Keo Dán Đế Giày Thể Thao | 3 Loại keo thông dụng nhất – SPORTORE

Những đôi giày trải qua một thời gian dài sử dụng, thường dẫn đến tình trạng bong đế, mòn đế giày. Giày bóng đá và giày thể thao cũng không ngoại lệ.

Những đôi giày bóng đá nói riêng và giày thể thao nói chung được sử dụng với cường độ cao, có khi còn dưới thời tiết khắc nghiệt (mưa, nắng,…) do đó bong tróc đế là một điều dễ hiểu.

Có những bạn vứt bỏ đôi giày còn mới chỉ vì nó bị bong tróc đế. Điều này khá đáng tiếc, vì chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục sự cố này.

Chúng ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dán lại đế giày bằng những mẹo đơn giản cùng với những loại keo hoàn toàn có thể mua trên thị trường.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn các bước để dán đế giày, nhằm giúp các bạn có thể tự dán đế giày của mình đúng kỹ thuật và thẩm mỹ nhất có thể.

Bảng so sánh 3 loại keo dán đế giày thể thao

Cách đá bóng sân lớn

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a
web browser that
supports HTML5 video

Cách đá bóng sân lớn

Tại sao phải dán đế giày?

Giày thể thao nói chung chủ yếu được cấu tạo thành từ hai bộ phận, đó là đế giày và thân giày. Hai phần này thường do khác nhau về chất liệu nên thường được kết nối với nhau bằng keo chuyên dụng.

Đế giày thể thao qua một thời gian dài sử dụng dễ bị bong tróc, hở đế, bào mòn (do ma sát) do đó nếu muốn tiếp tục sử dụng chúng ta cần phải dán lại đế giày.

Dán đế giày giúp đôi giày khôi phục lại cấu trúc vốn có, giúp gia tăng tuổi thọ cũng như là độ chắc chắn của đế giày.

Đồng thời, dán đế giày còn giúp chúng ta tiết kiệm chi phí. Thay vì phải mua đôi giày mới, thì chúng ta chỉ tốn một ít tiền để mua lọ keo, nhưng vẫn có được đôi giày như ý.

Đọc thêm : Cách Chọn Giày Đá Bóng Theo Vị Trí

Trường hợp 1:

Trường hợp đầu tiên cần dán đế và cũng là trường hợp phổ biến nhất là, đế giày bị hở do keo hết tác dụng. Đây là trường hợp hầu như ai cũng gặp phải khi sử dụng giày thể thao.

Với trường hợp này, đôi giày qua thời gian sử dụng thì chất lượng keo đã giảm. Do đó giữa phần đế giày và phần thân giày không còn được liên kết với nhau, dẫn đến bị hở đế giày.

Đối với trường hợp này, vị trí bị bong keo, hở đế thường là ở phần gót giày, hai bên má giày và phần mũi giày.

Với trường hợp này, muốn tiếp tục sử dụng thì chúng ta cần phải dán lại đế giày. Để nhằm giúp đế giày và thân giày được kết dính với nhau, tái tạo lại cấu trúc vốn có của đôi giày.

Trường hợp 2:

Trong một số trường hợp đôi giày không bị hở đế. Nhưng vì đế giày bị bào mòn quá mức thì chúng ta cũng cần phải thay đế, khi đó cũng cần đến kỹ thuật dán đế giày.

Việc thay đế giúp đôi giày như được tái sinh. Khi đó đôi giày sẽ có một bộ đế hoàn toàn mới cả về chất lượng lần hình thức.

Đế giày trở nên chắc chắn, ma sát tốt, bám sân, kéo dài thời gian sử dụng đôi giày. Cũng như là tiết kiệm được một số tiền khá lớn khi phải mua một đôi giày mới.

Tuy nhiên, trường hợp này thường thì chúng ta khó thực hiện ở nhà vì không có đế giày sẵn. Do đó, tại những cửa hàng bán giày, dép thể thao có dịch vụ thay đế giày, hoặc chúng ta cũng có thể tự mua đế giày để về nhà thay.

Chú ý, khi thay đế giày cần thay đúng loại đế, ví dụ như đế giày cũ là đế giày bóng chuyền, thì khi thay đế giày mới cũng phải là đế giày bóng chuyền.

Đồng thời khi thay đế giày thì đế giày mới phải có kích thước bằng với đế giày cũ. Hai yếu tố trên giúp đôi giày giữ được chức năng vốn có của nó, cũng như là tạo nên sự thống nhất trong đôi giày.

Trường hợp 3:

Còn một trường hợp nữa mà chúng ta cũng thường hay dán đế giày, đó là dán đế để hạn chế sự bào mòn của đế. Điều này thường sử dụng cho những bạn mua những đôi giày thể thao mắc tiền.

Vì là những đôi giày có giá tiền cao, do đó các bạn có xu hướng bảo vệ đế giày bằng cách dán thêm một lớp cao su phía dưới giày, nhằm giảm độ bào mòn trực tiếp lên đế giày.

Điều này thích hợp với những bạn mang giày thể thao đi hằng ngày, vì nó giúp đế giày lâu mòn và được bảo vệ. Tuy nhiên với những bạn chơi thể thao thì nên xem xét khi dán đế kiểu này.

Vì những đặc tính vốn có của những đôi giày thể thao, cho nên có thể bị ảnh hưởng khi dán đế bằng cách này, riêng trên giày đá bóng thì càng không nên.

Hiện nay trên thị trường có nhiều dịch vụ dán đế cao su kiểu này. Khách hàng của dịch vụ này đa phần là các bạn chơi Sneaker – những đôi giày thể thao dùng đi hằng ngày.

Đọc thêm: Cách Quấn Băng Cổ Chân

Có những loại keo dán giày thể thao nào

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo dán giày thể thao, giá cả dao động từ vài ba chục ngàn đến có khi mấy trăm ngàn.

Thậm chí còn có cả những loại keo được nhập từ nước ngoài về và được người bán cam kết là độ dính siêu cao và giá thành thì cũng không hề rẻ chút nào.

Tuy nhiên không phải loại keo nào cũng phù hợp để dán đôi giày của bạn. Vì mỗi loại keo có những thành phần và đặc tính khác nhau.

Do đó cần mua đúng loại keo để sử dụng, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn một số loại keo dán đế giày thể thao phổ biến và hiệu quả.

Keo dán Seaglue – SG 45

Mua tại Shopee

Đây là loại keo khá phổ biến, được dùng rộng rãi vì những đặc tính tiện dụng của nó. Bạn có thể tìm mua nó ở các cửa hàng bán vật liệu, hoặc có thể mua trên các cửa hàng online.

Keo Seaglue – SG 45 có tính đa năng khi dán được trên nhiều loại vật liệu. Keo có thể dán được trên các bề mặt như: nhựa, da, gỗ, cao su,…thậm chí là cả kim loại.

Keo Seaglue – SG 45 có cấu tạo dạng gel lỏng, không màu do đó giúp việc dán trở nên dễ dàng. Đặc biệt là không để lại vết thừa keo sau khi dán, giúp nếp dán trở nên thẩm mỹ hơn.

Đặc biệt, keo Seaglue – SG 45 có đặc tính chịu nước rất tốt, vì cấu trúc của keo được tạo thành từ các hạt siêu nhỏ và kết dính. Điều này giúp đôi giày sau khi dán vẫn sử dụng bình thường khi tiếp xúc với nước.

Ngoài ra, keo Seaglue – SG 45 còn có tính đàn hồi, dẻo và linh hoạt. Điều này giúp đôi giày sau khi dán vẫn mềm mại, các nếp keo sẽ không bị giòn, nứt gãy theo thời gian.

Hướng Dẫn Dán Giày Thể Thao Với Keo SeaGlue – 0901.324.380

Hướng Dẫn Dán Giày Thể Thao Với Keo SeaGlue - 0901.324.380
Watch this video on YouTube

Cách sử dụng keo Seaglue – SG 45:

  • Đầu tiên hãy làm sạch bề mặt cần dán, đảm bảo bề mặt được khô ráo và không có bụi bẩn. Có thể dùng bàn chải đánh răng cũ để vệ sinh.
  • Phủ một lớp keo mỏng lên cả hai bề mặt cần dán. Có thể sử dụng bông tăm hoặc que gỗ để bôi keo (không dùng tay trần).
  • Chờ 2 đến 3 phút cho dung môi của keo bay hơi đi. Điều này giúp đảm bảo keo được dính tốt hơn.
  • Tiếp theo ép hai bề mặt cần dán lại với nhau bằng một lực vừa đủ, trong vòng 10 đến 15 phút.
  • Sau đó đợi keo khô sau 1 ngày mới sử dụng. Nếu là giày chơi thể thao vận động mạnh thì nên để lâu hơn, để đảm bảo đế giày được kết dính hoàn toàn.
  • Chú ý đóng nắp keo ngay sau khi sử dụng, giúp keo tránh bay hơi cho những lần sử dụng tiếp theo.

Đọc thêm: Quả Bóng Đá Tiêu Chuẩn

Keo dán 3M PR 100

Mua tại Shopee

Đây là loại keo được sản xuất bởi công ty 3M, một công ty chuyên sản xuất về vật liệu kết dính. Chính vì thế mà chất lượng của keo được đánh giá cao.

Các bạn có thể tìm mua keo trên các trang web online, hoặc tại các cửa hàng. Giá của một lọ keo 3M PR 100 Mắc hơn so với keo Seaglue – SG 45.

Tương tự như keo Seaglue – SG 45 khi dán được trên nhiều bề mặt vật liệu, thì keo 3M PR 100 dán được trên bề mặt cao su, nhựa, nylon, da, EPDM,…

Với độ kết dính cao cùng với dung dịch keo ở dạng lỏng do đó dễ len lỏi vào các ngóc ngách của đế giày, chính vì thế cho hiệu quả cao khi sử dụng.

Bí kíp tự sửa giày bóng đá bị hở keo, bong đế tại nhà

Bí kíp tự sửa giày bóng đá bị hở keo, bong đế tại nhà
Watch this video on YouTube

Cách sử dụng keo 3M PR 100:

  • Làm sạch bề mặt cần dán, đảm bảo khô ráo và tránh bụi bẩn.
  • Nhỏ keo lên các vị trí cần dán một lượng vừa đủ. Trường hợp bị thừa keo thì nhanh chóng dùng khăn ẩm để lau đi.
  • Dùng lực ép chặt hai bề mặt với nhau, để đảm bảo keo dính tối đa. Sau 10 – 24 giờ thì có thể sử dụng.
  • Sau khi sử dụng nhớ bóp keo thừa ra khỏi đầu vòi, để khi keo khô lại không bị bít đầu vòi. Sau đó đóng nắp lại, đảm bảo keo không bị bay hơi.

Keo P66

Mua tại Shopee

Đây là tên gọi mà mọi người hay dùng để gọi loại keo Y66, hoặc X66, hay còn có tên gọi khác là keo Rồng Vàng, hay dân dã hơn gọi là keo con chó.

Đây là một loại keo phổ biến vì giá thành rẻ, hiệu quả cao, cũng như là dễ sử dụng. Keo dán được trên các bề mặt: da, gỗ, nhựa, cao su, xốp, sân cỏ, giấy,…

Có thể thấy công dụng của keo P66 rất đa dạng và hữu dụng. Chúng ta có thể tìm mua keo này có các cửa hàng bán vật liệu hoặc để đơn giản hơn thì chúng ta có thể mua online trên các trang web. Chính vì giá thành rẻ, hiệu quả cao, do đó keo P66 được sử dụng rộng rãi và dễ tìm mua nhất trong ba loại keo. Keo ở dạng gel lỏng, có màu vàng nhạt và có mùi.

Hướng dẫn dán giày bằng keo con chó (keo P-66) – How to repair shoes with P-66 glue

Hướng dẫn dán giày bằng keo con chó (keo P-66) - How to repair shoes with P-66 glue
Watch this video on YouTube

Cách sử dụng keo P66:

  • Làm sạch bề mặt cần dán, đảm bảo bề mặt thật khô ráo.
  • Dùng cây quét keo kèm theo sản phẩm, quét một lớp keo mỏng lên hai bề mặt cần dán.
  • Chờ 10 đến 15 phút cho dung môi của keo bay hơi hết đi và hai bề mặt khô hoàn toàn.
  • Dán hai bề mặt lại với nhau bằng một lực ép mạnh. Có thể dùng dây, hoặc kẹp để ép cố định. Trường hợp keo thừa thì sử dụng dung dịch T99 để tẩy đi.
  • Sau 24 giờ dán thì có thể sử dụng.
  • Đóng nắp ngay sau khi sử dụng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Mỗi đôi giày luôn có giới hạn sử dụng của nó, dù cho bạn có dùng loại keo tốt như thế nào đi chăng nữa, nhưng không bảo quản thì đế giày và cả đôi giày vẫn nhanh hỏng.

Để tuổi thọ đôi giày được kéo dài, bên cạnh việc mua một đôi giày xịn thì bảo quản đôi giày đúng cách cũng là một việc làm vô cùng cần thiết để tăng thời gian sử dụng đôi giày.

Do đó, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách:

  • Hạn chế cho đôi giày tiếp xúc với nước.
  • Không phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp.
  • Không dùng các chất tẩy mạnh như bột giặt, nước javen để giặt giày.
  • Không sử dụng keo 502 để dán giày, vì sẽ làm đôi giày trở nên giòn, dễ bị gãy nứt.
  • Chỉ sử dụng giày sau khi đã dán 24 tiếng đồng hồ.
  • Và cuối cùng là nên mua những đôi giày chính hãng để đảm bảo chất lượng.