Kể về ngày hội đua thuyền ở quê hương em

Đề bài: Kể về ngày hội đua thuyền ở quê hương em

ke ve ngay hoi dua thuyen

Kể về một ngày lễ hội đua thuyền

Bạn đang xem: Kể về ngày hội đua thuyền ở quê hương em

I. Dàn ý Kể về lễ hội đua thuyền quê em

1. Mở bài

Giới thiệu về lễ hội đua thuyền quê em

2. Thân bài 

– Thời gian diễn ra lễ hội đua thuyền
– Địa điểm diễn ra lễ hội đua thuyền
– Không khí lễ hội đua thuyền (Náo nhiệt, đông đúc người xem,…)

– Kể lại buổi đua thuyền:
+ Cuộc đua diễn ra giữa những đội nào
+ Màu sắc con thuyền, trang phục của từng đội
+ Diễn biến cuộc thi có gì đặc sắc (Các đội ngang tài, ngang sức hay có đội nào thi đấu vượt trội….)
+ Không khí xung quanh khi diễn ra cuộc đua thuyền (Hò reo, cổ vũ,…)
+ Chung cuộc đội nào giành chiến thắng

3. Kết bài

Cảm nhận của em về lễ hội đua thuyền (Hào hứng, vui vẻ,…)
 

II. Bài văn mẫu 

Kể về lễ hội đua thuyền quê em

1. Kể về ngày hội đua thuyền, mẫu số 1 (Chuẩn):

Tháng Giêng hàng năm, sau dịp tết nguyên đán, quê hương em lại rộn ràng mở lễ hội đầu năm. Cùng với phần lễ diễn ra ở chùa là phần hội được tổ chức ở sân đình, trong những trò chơi dân gian được tổ chức, đua thuyền là phần hội được đông đảo người dân quê em mong chờ nhất.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức ở khúc sông cuối làng. Trước khi cuộc thi bắt đầu, xung quanh mọi người đã tập trung đông đúc cổ động viên, khán giả đứng xem bên hai bờ sông, tiếng hò reo, tiếng trống, khèn làm cho không khí vô cùng náo nhiệt. Em và bố đứng trên triền đê cao nên có thể dễ dàng quan sát mọi hoạt động thi đấu bên dưới.

Hội thi có 5 đội tham gia thi đấu, trước giờ thi đấu, những con thuyền đã được tập trung ở vạch xuất phát. Những con thuyền đều được sơn màu đỏ, có đầu rồng ở mũi thuyền. Dấu hiệu giúp em và mọi người phân biệt giữa các đội là trang phục, có màu trắng, đen, xanh, đỏ, vàng. Mỗi đội có 7 đội viên, trên đầu đội viên đeo dải khăn màu tương đồng với trang phục, trên tay là những mái chèo dài, ai nấy đều hừng hực khí thế thi đấu.

ke ve le hoi dua thuyen que em

Những bài Kể về một ngày lễ hội đua thuyền quê em

Sau tiếng còi báo hiệu của trọng tài, thuyền đấu bắt đầu xuất phát, trên những chiếc thuyền đấu, đội viên của mỗi đội đều dùng hết sức để đẩy mạnh mái chèo, những con thuyền lao nhanh vun vút trong tiếng hò reo của cổ động viên. Khi gần về đến đích, các đội đều cố gắng tăng tốc với mong muốn giành chiến thắng, trong suốt chặng đua, các đội thi đấu ngang tài ngang sức, các thuyền theo sát nhau. Tuy nhiên khi gần về đích, đội áo đỏ tăng tốc và vượt lên trước và giành giải nhất trong cuộc đua. Ngay khi con thuyền về đến đích, không gian xung quanh như vỡ òa trong tiếng hò reo.

Phần cuối của lễ hội đua thuyền là phần trao giải, mọi người tập trung ở đình làng để chúc mừng đội chiến thắng. Một ngày hội thành công diễn ra trong sự hào hứng, mong chờ của tất cả người dân quê em, lễ hội đua thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi dịp đầu xuân ở quê em.
 

2. Kể về ngày hội đua thuyền, mẫu số 2 (Chuẩn)

Lễ hội đua thuyền ở quê hương em thường diễn ra từ ngày 29/8 đến 2/9 hàng năm. Trong không khí náo nức, mong chờ của người dân quê em, lễ hội đua thuyền chính thức được khai mạc.

Nơi tổ chức đua thuyền là con sông quê em, các đội sẽ hoàn thành đường đua dài 1 ki lô mét, đội nào về đích trước sẽ giành chiến thắng. Từ 6 giờ sáng ngày 30/8, bên hai bờ sông cổ động viên đã đến rất đông, người đánh trống, kẻ khua chiêng làm cho không khí lễ hội trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết. Năm nay hội thi sẽ diễn ra màn so tài giữa 5 đội đại diện cho các làng, đội viên là những thanh niên khỏe mạnh, vạm vỡ. Cuộc đua bắt đầu, các tay chèo khua mạnh mái chèo gạt nước làm cho con thuyền lao nhanh vun vút khỏi vạch xuất phát. Những nhịp chèo đều đặn, nhanh thoăn thoắt rất đẹp mắt, đội nào cũng cố gắng hết sức để về đích, xung quanh là tiếng hò reo, cổ vũ vang trời của cổ động viên.

ke ve ngay hoi dua thuyen que em

Bài văn Kể về một ngày lễ hội đua thuyền mà em biết

Nhờ sự ăn ý của đồng đội cùng sức mạnh của các đội viên, con thuyền của làng em đã xuất sắc về đích và giành giải nhất. Ngay sau phần thi đấu hào hứng, gay cấn là phần trao giải, đại diện mỗi đội lên nhận giải thưởng của ban tổ chức, mọi người cũng có mặt đông tủ để chúc mừng các đội.

Lễ hội đua thuyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân quê em, lễ hội không chỉ giúp mọi người thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc mà còn tạo ra một sân chơi mang đậm màu sắc truyền thống giúp mọi người giao lưu, gắn kết với nhau.

3. Kể về ngày hội đua thuyền, mẫu số 3 (Chuẩn)

Vào mỗi dịp đầu xuân, quê em lại diễn ra hội đua thuyền trong sự mong chờ của mọi người. Ngày diễn ra hội thi, cả khúc sông Ty trở nên náo nhiệt khác hẳn vẻ tĩnh lặng thường ngày.

Đua thuyền là ngày lễ hội lớn nhất được tổ chức ở quê em nên mọi người ai cũng háo hức mong chờ, ngay từ sớm cổ động viên và khán giả đã tập trung chật kín 2 bên bờ sông. Trong tiếng hò reo, cổ vũ của khán giả, các đội thi đã bắt đầu vào vị trí xuất phát, sau tiếng trống báo hiệu, các đội nắm chắc tay chèo, với những nhịp gạt mạnh mẽ, đều đặn, con thuyền lao nhanh vun vút trên sông.

ke ve le hoi dua thuyen que em ngan nhat

Kể về một ngày lễ hội đua thuyền ngắn nhất

Các đội thi theo sát nhau làm cho cuộc thi trở nên gay cấn hơn bao giờ hết, khán giả đứng ở hai bên bờ sông hò reo cổ vũ, cũng có khi nín thở theo dõi vì cuộc đua quá kịch tính. Ngay khi con thuyền đầu tiên về đích, không khí như vỡ òa trong tiếng hò reo, tiếng trống, tiếng khèn vang dội cả một khúc sông.

Lễ hội đua thuyền đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới quê em, mỗi hội thi đều mang đến cho em thật nhiều cảm xúc: háo hức, mong chờ và có cả sự tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
 

4. 

Kể về một ngày lễ hội đua thuyền, mẫu số 4:

Việt Nam là một đất nước mang đậm nét văn hóa truyền thống, đặc biệt qua các lễ hội diễn ra trên đất nước ta. Từ Bắc tới Nam, có vô vàn những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những lễ hội phổ biến ở nhiều nơi là lễ hội đua thuyền.

Con thuyền được coi là một vật gắn liền với những sinh hoạt cũng như những phong tục của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Có rất nhiều loại thuyền khác nhau, trong đó thuyền rồng mang nét tượng trưng cho văn hóa con người Việt Nam. Thuyền rồng mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng, cao cả và uy nghi. Lễ hội đua thuyền được coi là một lễ hội phổ biến rộng khắp dọc miền đất nước, đặc biệt là ở những vùng chài lưới, sông nước, thường xuyên gắn bó với con thuyền. Lễ hội thuyền rồng tại Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn… thường đua thuyền rồng khi hết vụ cá Bắc, bắt đầu vụ cá Nam vào tháng 4,5 dương lịch. Tại Nghệ An, lễ hội đua thuyền rồng diễn ra như một cuộc thi đấu. Nam thi với nam, nữ thi với nữ. Người dân ở đây tổ chức lễ hội đua thuyền để biết ơn công đức của Hoàng tử. Một trong những lễ hội đua thuyền nổi bật khác là lễ hội ở Đồng Hới, Quảng Bình. Ở đây, đua đường dài khoảng 20 km, từ đình làng đến cửa sông Nhật Lệ, qua các địa hình, hướng gió và theo nước thủy triều lên, xuống. Lễ hội đua thuyền ở Hà Nội lại xuất hiện từ rất lâu đời. Cuộc đua được tổ chức đúng 12 giờ trưa tại sông Nhuệ. Vùng Trung Bộ lại được biết đến với việc gắn liền với sông nước. Trong đó, nổi bật có cuộc đua thuyền trên cạn, phổ biến là đua ghe ngo Nam Bộ.

bai van ke ve le hoi dua thuyen que em

Kể về một ngày lễ hội đua thuyền quê em chi tiết

Lễ hội đua thuyền luôn thu hút được rất nhiều người tham gia và chứng kiến của các du khách trong, ngoài địa phương. Đua thuyền là một trò chơi tập thể, cần sự đoàn kết, gắn bó, đồng lòng của những người tham gia đua. Bên cạnh đó, đây cũng là một môn thể thao đòi hỏi mỗi vận động viên đua thuyền cần phải có sức khỏe dẻo dai, bền bỉ mới có thể giành được chiến thắng.

Lễ hội đua thuyền thường được diễn ra vào đầu năm mới. Đội nào giành chiến thắng sẽ tin rằng có rất nhiều may mắn và thành công đến với mình trong năm mới. Thường sau khi phần lễ sẽ đến với phần hội, trong đó có lễ hội đua thuyền. Những người được cho là to khỏe nhất làng được mang đi thi đấu với đội bạn. Người dân trong làng thì vô cùng vui vẻ, hân hoan và không khí náo nhiệt, náo nức hẳn lên bởi những tiếng hò reo, vỗ tay của khán giả đứng trên bờ xem đua thuyền. Mọi người đều đưa ra những dự đoán của mình đối với đội mạnh nhất, có khả năng chiến thắng cao nhất. Sau khi nghe hiệu lệnh xuất phát của người chỉ huy, mỗi đội đều tận dụng những khả năng về sức khỏe cũng như kinh nghiệm để đưa chiếc thuyền về đích nhanh nhất có thể. Trên bờ, những tiếng hò reo động viên, khích lệ vang lên như một bữa tiệc lễ hội thực sự.

Lễ hội đua thuyền từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. Đây là một lễ hội lưu giữ những nét bản sắc văn hóa dân tộc đã được lưu truyền, giữ gìn và phát huy qua hàng ngàn năm.

————————-HẾT———————

Cùng với bài làm văn Kể về ngày hội đua thuyền, học sinh và giáo viên tham khảo thêm các bài văn hay lớp 6 khác như Kể về ngày hội Đền Hùng, Kể về ngày hội gò Đống Đa, Kể về ngày hội Lim, Kể về ngày hội chọi trâu Đồ Sơn… Những bài làm văn mẫu sẽ hỗ trợ quá trình học văn và làm văn trở nên dễ dàng và đạt kết quả cao nhất.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)