Kế toán tổng hợp
Định khoản, hạch toán kế toán là công việc mà bất kì người kế toán tổng hợp nào cũng phải nắm được và phải làm được thành thạo nếu như muốn làm kế toán. Việc định khoản hạch toán kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, đến kết quả của kế toán. Nếu bạn định khoản hạch toán sai thì toàn bộ các kết quả phía sau đều bị sai theo và sẽ gây trực tiếp đến kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh.
Mẫu bài tập định khoản hạch toán kế toán tổng hợp có lời giải.
Bài tập số 01: Công ty X có số dư đầu kỳ ở 1 số TK như sau:
• TK 1112: 45.000.000đ (3.000 USD)
• TK 1122: 120.000.000đ (8.000 USD)
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Bán hàng thu ngoại tệ 10.000 USD bằng TGNH. TGBQLNH: 16.100đ/USD.
2. Dùng TGNH để ký quỹ mở L/C 12.000 USD, NH đã gởi giấy báo Có. TGBQLNH: 16.120đ/USD.
3. Nhập khẩu hàng hóa, giá trên Invoice 12.000 USD chưa trả tiền cho người bán. TGBQLNH:
16.100đ/USD. Sau đó NH đã dùng tiền ký quỹ để thanh toán với bên bán. TGBQLNH: 16.150đ/USD.
4. Xuất khẩu hàng hóa, giá bán trên hóa đơn 16.000 USD, tiền chưa thu. TGBQLNH: 16.200đ/USD.
5. Nhập khẩu vật liệu giá 6.000 USD, chưa trả tiền. TGBQLNH: 16.180đ/USD.
6. Chi tiền mặt 600 USD tiếp khách ở nhà hàng. TGTT: 16.200đ/USD.
7. Nhận giấy báo Có của NH thu tiền ở nghiệp vụ 4 đủ. TGBQLNH: 16.220đ/USD.
8. Bán 7.000 USD chuyển khoản thu tiền mặt VNĐ. TGTT: 16.220đ/USD.
9. Chi TGNH trả tiền ở nghiệp vụ 5 đủ. TGBQLNH: 16.210đ/USD.
10. Nhập khẩu hàng hóa trị giá 10.000 EUR, tiền chưa trả. TGBQLNH: 22.000/EUR.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Cho biết ngoại tệ xuất theo phương pháp FIFO. Cuối năm, đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá BQLNH 16.250đ/USD, 22.100đ/EUR.
Đáp án:
1.
Nợ TK 112: 161.000.000 = 10.000 x 16.100
Có TK 511: 161.000.000
2.
Nợ TK 144: 193.440.000 = 12.000 x 16.120
Có TK 1122: 184.400.000 = 120.000.000 + 4000 x 16.100
Có TK 515: 9.040.000
Có TK 007: 12.000 USD
3.
Nợ TK 156: 193.200.000 = 12.000 x 16.100
Có TK 331: 193.200.000
Nợ TK 331: 193.200.000 = 12.000 x 16.100
Nợ TK 635: 240.000
Có TK 144: 193.440.000 = 12.000 x 16.120
4.
Nợ TK 131: 259.200.000 = 16.000 x 16.200
Có TK 511: 259.200.000
5.
Nợ TK 152: 97.080.000 = 6.000 x 16.180
Có TK 331: 97.080.000
6.
Nợ TK 642: 9.720.000 = 600 x 16.200
Có TK 1112: 9.000.000 = 600 x 15.000
Có TK 515: 720.000
Có TK 007: 600 USD
7.
Nợ TK 1122: 259.520.000 = 16.000 x 16.220
Có TK 131: 259.200.000 = 16.000 x 16.200
Có TK 515: 320.000
Nợ TK 007: 16.000 USD
8.
Nợ TK 1111: 113.540.000 = 7.000 x 16.220
Có TK 1122: 112.820.000 = 6.000 x 16.100 + 1.000 x 16.220
Có TK 515: 720.000
Có TK 007: 7.000 USD
9.
Nợ TK 331: 97.080.000 = 6.000 x 16.180
Nợ TK 635: 240.000
Có TK 1122: 97.320.000 = 6.000 x 16.220
Có TK 007: 6.000 USD
10.
Nợ TK 156: 220.000.000 = 10.000 x 22.000
Có TK 331: 220.000.000
Điều chỉnh:
TK 1112:
Sổ sách: 36.000.000 = 2.400 x 15.000
Điều chỉnh: 39.000.000 = 2.400 x 16.250
Nợ TK 1112: 3.000.000
Có TK 413: 3.000.000
TK 1122:
Sổ sách: 145.980.000 = 9.000 x 16.220
Điều chỉnh: 146.250.000 = 9.000 x 16.250
Nợ TK 1122: 270.000
Có TK 413: 270.000
TK 331:
Sổ sách: 220.000.000 = 10.000 x 22.000
Điều chỉnh: 221.000.000 = 10.000 x 22.100
Nợ TK 413: 1.000.000
Có TK 331: 1.000.000
Đánh giá lại cuối kỳ:
Nợ TK 413: 2.270.000
Có TK 515: 2.270.000
Mẫu bài tập định khoản hạch toán số 02
Tại Công ty X kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có các số liệu lien quan đến tình hình tiền lương trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau :
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản :
_ Tài khoản 138 : 4.000.000 đồng
_ Tài khoản 141 : 13.000.000 đồng
Tài liệu 2: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :
1. Chuyển khoản tạm ứng lương cho công nhân viên 800.000.000 đồng
2. Cuối tháng, công ty tổng hợp tiền lương và các khoản thu nhập khác, biết rằng hang kỳ công ty đều trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất :
a. Phân xưởng A : Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là 500.000.000 đồng, phụ câp độc hại
là 70.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 5.000.000 đồng, bảo hiểm xã hội trả thay lương là 8.000.000 đồng,
tiền thưởng có tính chất như lương là 57.000.000 đồng. Lương thời gian của công nhân phục vụ sản xuất là 20.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 4.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 16.000.000
đồng. Tiền lương thời gian của bộ phận quản lý phân xưởng là 30.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là
12.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 14.000.000 đồng.
b. Phân xưởng B : Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là 800.000.000 đồng, phụ cấp độc hại
là 80.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 12.000.000 đồng, bảo hiểm xã hội trả thay lương là 15.000.000
đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 63.000.000 đồng. Lương thời gian của công nhân phục vụ sản
xuất là 25.000.000 đồng, BHXH trả thay lương là 6.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là
9.000.000 đồng. Tiền lương thời gian của bộ phận quản lý phân xưởng là 45.000.000 đồng, phụ cấp trách
nhiệm là 23.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 7.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là
15.000.000 đồng.
c. Bộ phận bán hàng : Lương thời gian là 60.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 13.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 2.000.000 đồng và tiền thương có tính chất như lương là 35.000.000 đồng.
d. Bộ phận quản lý doanh nghiệp : Lương thời gian là 50.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 22.000.000
đồng, BHXH trả thay lương là 7.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 41.000.000 đồng.
3. Trừ vào tiền lương của nhân viên một số các khoản sau :
_ Khấu trừ các khoản theo lương theo quy định hiện hành (cho rằng tiền lương làm căn cứ tính BHXH là
toàn bộ thu nhập có tính chất như lương phát sinh trong kỳ);
_ Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 20.000.000 đồng;
_ Khấu trừ tiền tạm ứng chưa thanh toán 13.000.000 đồng;
_ Khấu trừ tiền bồi thường vật chất theo quyết định của Ban giám đốc 4.000.000 đồng (trước đó đã ghi
nhận là khoản phải thu khác).
4. Trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành tính vào chi phí.
5. Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm theo tỷ lệ 2%.
6. Nhận giấy báo Có của Ngân hàng về khoản bảo hiểm xã hội do cơ quan BHXH cấp trong kỳ là
100.000.000 đồng.
7. Thanh toán lương, các khoản thu nhập khác cho công nhân viên bằng tiền mặt.
8. Chi liên hoan cho nhân viên trong công ty từ nguồn kinh phí công đoàn để lại tại đơn vị là 10.000.000
đồng bằng tiền mặt
9. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp cho cơ quan quản ly kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, lần lượt là
40.000.000 đồng, 80.000.000 đồng và 60.000.000 đồng.
10. Chi mua thuốc, vật tư y tế từ nguồn BHYT để lại tại đơn vi là 5.000.000 đồng bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Hãy tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Giả sử công ty trích BHXH, BHYT, BHNT, KPCĐ trên lương phải trả theo tỉ lệ 24% tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp và 10.5% trừ vào lương công nhân viên.
Lời giải
Tạm ứng lương:
1. Nợ 334: 800.000.000
Có 121: 800.000.000
Tiền lương phải trả phân xưởng:
2.a Nợ 622X: 627.000.000
Nợ 627X: 96.000.000
Nợ 335: 5.000.000
Nợ 338: 12.000.000
Có 334: 740.000.000
Giải thích: 500.000.000 + 70.000.000 + 57.000.000 = 627.000.000 đồng; 8.000.000 + 4.000.000 +
12.000.000 đồng; 20.000.000 + 30.000.000 + 12.000.000 + 4.000.000 + 16.000.000 + 14.000.000 =
96.000.000 đồng.
Tiền lương phải trả phân xưởng :
2.b Nợ 622Y: 943.000.000
Nợ 627Y: 124.000.000
Nợ 33: 5 12.000.000
Nợ 338: 21.000.000
Có 334: 1.100.000.000
Giải thích : 800.000.000 + 80.000.000 + 63.000.000 = 943.000.000 đồng ; 15.000.000 + 6.000.000 =
21.000.000 đồng ; 25.000.000 + 45.000.000 + 23.000.000 + 7.000.000 + 9.000.000 + 15.000.000 =
124.000.000 đồng.
Tiền lương phải trả cho bộ phận bán hàng :
2.c Nợ 641 110.000.000
Có 334 110.000.000
Giải thích : 60.000.000 + 13.000.000 + 2.000.000 + 35.000.000 = 110.000.000 đồng
Tiền Lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp :
2.d Nợ 642: 113.000.000
Nợ 338: 7.000.000
Có 334: 120.000.000
Gải thích : 50.000.000 + 22.000.000 + 41.000.000 = 113.000.000 đồng.
Trích theo lương tính vào chi phí :
4. Nợ 622X: 126.400.000
Nợ 627X: 19.200.000
Nợ 622Y: 191.000.000
Nợ 627Y: 24.800.000
Nợ 641: 22.000.000
Nợ 642: 22.600.000
Có 338: 406.000.000
Giải thích : (500.000.000 + 70.000.000 + 5.000.000 + 57.000.000) x 20% = 1 6.400.000 đồng;
(20.000.000 + 30.000.000 + 12.000.000 + 4.000.000 + 80.000.000 +12.000.000 + 63.000.000) x 20% =
191.000.000 đồng;
124.000.000 x 20% = 24.800.000 đồng;
(60.000.000 + 13.000.000 + 2.000.000 + 35.000.000) x 20% = 22.000.000 đông;
(50.000.000 + 22.000.000 + 41.000.000)x 20% = 22.600.000 đồng.
Trích tiền lương nghỉ phép :
5. Nợ 622X: 10.000.000
Nợ 622Y: 16.000.000
Có 334: 26.000.000
Giải thích : 500.000.000 x 2% = 100.000.000
800.000.000 x 2% = 100.000.000
Cơ quan cấp trên bảo hiểm :
6. Nợ 112: 100.000.000
Có 338: 100.000.000
Thanh toán lương :
7. Nợ 334: 1.090.900.000
Có 1111: 1.090.900.000
Giải thích : 2.070.000.000 – 800.000.000 – 179.100.000 = 1.090.900.000 đồng.
Chi từ nguồn kinh phí công đoàn :
8. Nợ 338: 10.000.000
Có 1111: 10.000.000
Nộp cho các cơ quan quản lý các khoản trích :
9. Nợ 3382: 40.000.000
Nợ 3383: 80.000.000
Nợ 3384: 60.000.000
Có 1121: 180.000.000
Chi mua vật tư y tế từ nguồn BHYT
10. Nợ 338: 5.000.000
Có 1111: 5.000.000
Như vậy HYP đã hướng dẫn các bạn định khoản hạch toán kế toán tổng hợp thông qua 2 ví dụ cụ thể. Nếu các bạn còn thấy mình chưa biết định khoản hạch toán chính xác thì có thể tham khảo Lớp học kế toán tổng hợp tại HYP. Lớp kế toán tổng hợp này sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách định khoản hạch toán kế toán trước khi bắt tay vào thực hành các nghiệp vụ như kế toán thuế, kế toán máy…
HYP xin chúc các bạn làm bài thi thật tốt!