Kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, và lao động sống. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động. Nó là tiền đề, là cơ sở để duy trì và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật và quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp. 

Việc đầu tư trang thiết bị và tổ chức quản lý, sử dụng tài sản cố định là một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó có biện pháp tăng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất và cung ứng.

Có thể thấy rằng, kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp hiện nay đã có sự đổi mới và đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phản ánh đúng đắn, hợp lý và cung cấp được các thông tin nắm được tình hình về cơ sở vật chất kỹ thuật và đánh giá được tình hình sử dụng tài sản cố định trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.

Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Nhanh.vn tìm hiểu về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

1. Tài sản cố định là gì của doanh nghiệp?

.- Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm ).

– Trên thực tế, Tài sản cố định bao gồm những tài sản đang sử dụng, chưa được sử dụng hoặc không còn được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh do chúng đang trong quá trình hoàn thành (máy móc thiết bị đã mua những chưa hoặc đang lắp đặt, nhà xưởng đnag xây dựng nhưng chưa hoàn thành,…) hoặc do chúng chưa hết giá trị sử dụng nhưng không được sử dụng. Những tài sản thuê tài chính mà doanh nghiệp sẽ sở hữu cũng được coi là tài sản cố định.  

Kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp

 Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn

– Tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ được chia ra làm hai loại:

+ Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

+ Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

– Một tài sản bất kỳ sẽ được coi là tài sản cố định nếu nó thỏa mãn 3 yêu cầu sau:

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

+ Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên 

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Xem thêm: 8 nghiệp vụ của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

2. Đặc điểm của tài sản cố định trong doanh nghiệp

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài:

– Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được.

– Khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh và cấu thành giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ kinh doanh (đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh). Những tài sản dùng cho các hoạt động khác như: hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của tài sản cố định bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng.

Kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài

Phần giá trị hao mòn này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao tài sản cố định theo cách tính khác nhau. Khi sản phẩm được tiêu thụ thì hao mòn vốn tiền tệ. Vốn này hàng tháng phải tích luỹ lại thành nguồn vốn để có thể tái đầu tư lại tài sản cố định khi cần thiết.

Tài sản cố định là cơ sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh. Vì thế phải luôn chú ý đến các đặc điểm của tài sản cố định để quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp. 

3. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

Hạch toán tài sản cố định cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:

– Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có những hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

– Những tài sản cố định hữu hình có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không để hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn theo quy định hiện hành thì được coi là tài sản cố định.

– Giá trị tài sản cố định hữu hình được phản ánh trên tài khoản 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ tuỳ thuộc vào nguồn hình thành.

– Chỉ được thay đổi nguyên giá tài sản cố định hữu hình trong các trường hợp:

+ Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước.

+ Xây lắp, trang bị thêm cho tài sản cố định.

+ Thay đổi bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng.

+ Cải tiến bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

+ Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước.

+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của tài sản cố định.

Kế toán tài sản cố định của doanh nghiệp

Kế toán tài sản cố định là nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp

– Mọi trường hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý tài sản cố định và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ tài sản cố định về mặt kế toán.

– Tài sản cố định hữu hình cho thuê hoạt động vẫn phải trích khấu hao theo quy định của chuẩn mực kế toán và chính sách tài chính hiện hành.

– Tài sản cố định hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi tài sản cố định, theo từng loại tài sản cố định và địa điểm boả quản, sử dụng, quản lý tài sản cố định.

Như vây, trên đây là điều cần biết về kế toán tài sản cố định mà doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang quan tâm về các phương pháp quản lý doanh nghiệp thì hiện nay, Nhanh.vn đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ quản lý bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng trên Facebook, bán hàng trên các trang thương mại điện tử,…

Cuối cùng, Nhanh.vn chúc bạn luôn thành công!