Kế toán quản trị là gì và vai trò của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một nhánh mới của ngành Kế toán, giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nắm bắt mọi thực trạng tài chính DN. Vậy kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị?
Nội dung bài viết
1. Kế toán là gì?
Kế toán là 1 hệ thống:
Chú ý: Kế toán phải gắn với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
=> Nghiệp vụ kinh tế là các sự kiện phát sinh ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Các đối tượng bên ngoài quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp là nhà đầu tư ( khi mua cổ phiếu của công ty ), các cơ quan chức năng, khách hàng, nhà cung cấp, sinh viên…
- Các đối tượng bên trong quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp là nhà đầu tư ( khi đầu tư vào công ty và giữ chức vụ quản lý trong của công ty ), nhà quản trị, nhân viên…
2. Vì sao lại cần có kế toán quản trị?
3. Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất.
Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.
4. Mục tiêu của kế toán quản trị
Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra, từ đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp ( giá trị của cổ đông) và gia tăng giá trị khách hàng.
- Giá trị công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính ( ROE, EPS …) hay khi công ty được định giá cao, giá trị thương hiệu lớn.
- Gia tăng giá trị khách hàng tức là công ty cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin. Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: Các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên KTQT của tổ chức.
Mối quan hệ giữa giá trị khách hàng và giá trị cổ đông
- Không một cổ đông nào trong công ty muốn công ty mình mải lo chăm sóc khách hàng thật tốt mà bỏ quên các cổ đông trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị cổ đông thì một trong những yếu tố là phải gia tăng giá trị khách hàng để mở rộng đầu ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận
- Khi công ty muốn gia tăng giá trị khách hàng thì phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, mặt bằng đẹp hơn… -> chi phí tăng. Nếu doanh thu không gia tăng tương ứng hoặc cao hơn tốc độ tăng của chi phí -> lợi nhuận giảm -> ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của cổ đông
Hệ thống thông tin KTQT trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý.
4.1 Vậy mục tiêu của kế toán quản trị là gì?
-
Biết được từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ.
-
Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động.
-
Kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế.
-
Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý.
4.2 Vai trò của kế toá quản trị
Có 4 mục tiêu chủ yếu sau:
– Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định;
– Đóng góp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược của DN
- Lập kế hoạch ( ngắn hạn, dài hạn )
- Kiểm soát việc sử dụng nguồn lực công ty có hiệu quả không
– Đóng góp cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chi phí thấp
- Sản phẩm khác biệt
– Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức;
– Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức;
– Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức.
Các nhà quản trị, các giám đốc điều hành đều có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các hoạt động hàng ngày đều xung quanh vấn đề xử lý thông tin và ra quyết định hiệu quả. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định.
5. Các phương pháp nghiệp vụ trong kế toán quản trị
- Thông tin phải so sánh được ( quan trọng nhất )
- Phân loại chi phí
- Thiết kế thông tin dưới dạng phương trình / đồ thị
6. Tại sao kế toán quản trị phải quan tâm đến thông tin phi tài chính ?
Các vấn đề phi tài chính như quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kế hoạch kinh doanh, việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, cơ cấu bộ máy nhân sự, bộ phận kiểm soát nội bộ, trình độ & kinh nghiệm của người quản lý, lĩnh vực hoạt động chủ yếu, thị phần trên thị trường, quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, đánh giá của các đối tác & khách hàng, …
Thông tin phi tài chính hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo ra quyết định chính xác, kịp thời.
- Thông tin về tình hình chính sách thương mại, chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp giúp doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng hợp lý và đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu để sản xuất không bị gián đoạn.
- Thông tin về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có kế hoạch marketing hợp lý để tạo sự khác biệt về sản phẩm.
Thông tin phi tài chính hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo kiểm soát và đánh giá hoạt động doanh nghiệp.
-
Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ sử dụng Bảng khảo sát ( Questionaire ).
- Công ty muốn mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu thì kiểm soát khâu R&D thực hiện như thế nào hoặc kiểm soát việc nhân viên có tham gia đầy đủ các lớp nâng cao trình độ hay không.
7. Tại sao nhà quản trị ở các cấp khác nhau lại cần những thông tin kế toán quản trị khác nhau?
Cung cấp các thông tin phù hợp cho từng cấp quản lý vì mỗi cấp quản lý phải đưa ra quyết định. Quyết định của mỗi cấp khác nhau
- Cấp tác nghiệp: cần những thông tin kế toán xảy ra hằng ngày
VD: Đối với bộ phận bán hàng để lập hạn mức tín dụng cho khách hàng, bộ phận tác nghiệp cần thông tin về khách hàng giao dịch nhiều hay ít, quy mô của công ty khách hàng, để từ đó hỗ trợ cho cấp trung ra quyết định.
- Cấp trung: cần những thông tin của kế toán quản trị để đưa ra các quyết định sử dụng hiệu quả nguồn lực.
- Cấp chiến lược: cần những thông tin về tình hình phát triển của công ty trong tương lai, triển vọng và khả năng phát triển sản phẩm trong dài hạn để thực hiện các mục tiêu dài hạn.
Tránh sự trùng lắp thông tin và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra
Thông tin tài chính
- Doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự kiến của sản phẩm mới.
- Khi áp dụng công nghệ mới thì công ty có đủ nguồn lực để vận hành hay không.
Thông tin phi tài chính
- Nhu cầu của sản phẩm mới trên thị trường
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường
- Sản phẩm mới có ảnh hưởng đến các sản phẩm hiện tại của công ty hay không.
Kế toán quản trị có vai trò ngày càng rõ ràng trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp. Bạn muốn trở thành một kế toán quản trị chuyên nghiệp hãy trang bị cho bản thân kiến thức đầy đủ nhé. Chúc các bạn thành công.