Kế toán nguyên vật liệu
Sau bài giảng “Kế toán nguyên vật liệu” này, còn một số loại khác chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn. Đừng bỏ lỡ số nào nhé!
1. Khái niệm
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm (vải, bông, nhựa, sắt thép, tôm, mực, cá).
Đặc điểm khi xuất kho nguyên vật liệu ra sử dụng thì giá trị của chúng được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hình thành trên một phần của giá thành sản phẩm.
2. Nhiệm vụ kế toán
– Phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình thu mua, kết quả thu mua trên các mặt số lượng, chất lượng, giá cả, quy cách… đồng thời phải tính được giá thành thực tế của các loại nguyên vật liệu mua về.
– Phản ánh và giám đốc chặt chẽ tình hình bảo quản, sử dụng các loại nguyên vật liệu theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Tài khoản sử dụng
-TK 152 –Nguyên vật liệu.
-Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu tăng từ nhập kho (do mua ngoài, chế biến, nhận vốn)
-Bên Có: Trị giá nguyên vật liệu giảm khi xuất kho( để sản xuất kinh doanh, chế biến, góp vốn)
-Số dư Nợ: Trị giá nguyên vật liệu hiện tồn kho cuối kỳ
4. Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu xuất
4.1. Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu là một khoản mục trong hàng tồn kho, do vậy kế toán nguyên vật liệu phải tuân theo chuẩn mực hàng tồn kho. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
(a) Giá trị vật liệu mua ngoài
Giá gốc= Giá mua ghi trên hoá đơn + chi phí vận chuyển, bốc vác, bảo quản, phân loại, bảo hiểm + Thuế nhập khẩu (nếu có) – chiết khấu hoặc giảm giá(nếu có).
(b) Giá thực tế của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần
Giá gốc= là giá được các bên tham gia góp vốn thống nhất định giá
Ví dụ: Doanh nghiệp Hải Hà (thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) có tình hình trong tháng phát sinh như sau (đvt:1.000 đ)
Nhập kho nguyên vật liệu giá mua 100.000 (giá chưa thuế). Thuế VAT 10%, tiền chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về nhập kho là 1.000 đã trả đủ bằng tiền mặt.
Giá gốc = 100.000 +1.000 = 101.000
4.2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
• Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể tính theo một trong các phương pháp:
– Phương pháp bình quân gia quyền
– Phương pháp thực tế đích danh
– Phương pháp nhập trước xuất trước
– Phương pháp nhập sau xuất trước.
5. Trình tự hạch toán
5.1 Trường hợp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên:
5.1.1 Nhập kho
(a) Đối với doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
– Nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài
NỢ TK152
NỢ TK133
CÓ TK 111, 112, 331
-Chi phi bốc vác, vận chuyển…
NỢ TK 152
NỢ TK 133
CÓ TK 111,112,331
-Nhập nguyên vật liệu khi nhận vốn cấp, góp
NỢ TK 152
CÓ TK 411
(b) Đối với doanh nghiệp không thuộc diện chịu thuế GTGT , hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
-Nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài NỢ TK152 (Bao gồm cả thuế VAT) CÓ TK 111,112,331 (Tổng số tiền trả cho người bán)
-Chi phi bốc vác, vận chuyển…
NỢ TK152
CÓ TK 111,112,331
5.1.2 Xuất kho
(a) Xuất kho vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm
NỢ TK 621 (Giá thực tế vật liệu xuất kho)
CÓ TK 152 (Giá thực tế vật liệu xuất kho)
(b) Xuất kho vật liệu dùng vào chi phí sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp, bộ phận bán hàng.
NỢ TK 627 Chi phí sản xuất chung
NỢ TK 641 Chi phí bán hàng.
NỢ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
CÓ TK 152 Giá vật liệu xuất dùng cho đối tượng chịu chi phí
5.2 Trường hợp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
5.2.1 Đối với doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(a) Đầu kỳ kết chuyển giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ sang bên Nợ TK 611
NỢ TK 611
CÓ TK 152
(b)Trong kỳ
NỢ TK 611 Mua hàng
NỢ TK 133
CÓ TK 111, 112, 331
(c ) Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê, xác định vật liệu tồn cuối kỳ:
NỢ TK 152
CÓ TK 611
5.2.2.Đối với doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp.
(a) Đầu kỳ kết chuyển giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ sang bên Nợ TK 611
NỢ TK 611
CÓ TK 152
(b)Trong kỳ
NỢ TK 611 Mua hàng (bao gồm cả thuế VAT)
CÓ TK 111, 112, 331 (Tổng số tiền thanh toán)
(c ) Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê, xác định vật liệu tồn cuối kỳ:
NỢ TK 152
CÓ TK 611
– Giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng chịu chi phí được tính bởi công thức sau:
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
vật liệu = vật liệu + vật liệu mua + vật liệu – vật liệu
xuất dùng tồn đầu kỳ trong kỳ tồn cuối kỳ thiếu hụt
Có câu hỏi gì thì cứ comment, chúng mình sẽ giải đáp ngay cho bạn nha! Cố lên những chiến binh của chúng tôi!