Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò của kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là gì? Vai trò của kế toán doanh nghiệp
Kế toán là bộ phận
rất quan trọng và góp phần giúp tạo nên thành công không nhỏ cho các
doanh nghiệp. Chính vì thế mà nhà quản lý luôn tìm hiểu và lựa chọn cho
mình những nhân viên chuyên nghiệp hoặc dịch vụ kế toán bên ngoài uy tín
nhất để có thể thực hiện tốt công việc. Cùng tìm hiểu về Kế toán doanh
nghiệp là gì trong bài viết dưới đây!
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp
chính là việc thu thập, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông
tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và cả thời gian
lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia ra làm 2 mảng
bộ phận chính đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ.
Theo đó:
-
Kế
toán nội bộ là bộ phận kế toán thực hiện công việc chủ yếu là thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính nội bộ đơn vị kế toán. -
Kế
toán thuế chính có nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của chính đơn vị kế toán. Đồng nghĩa
là cơ quan thuế chủ quản của doanh nghiệp hay ngân hàng chính là 2 đối
tượng quan trọng nhất mà một kế toán thuế cần để tâm đến.
Vai trò kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán giúp cho
doanh nghiệp quản lý và phát triển theo hướng chủ động và hợp pháp.
Thông qua kế toán, quản lý doanh nghiệp có thể đo lường, phân tích dữ
liệu tài chính của công ty và đưa ra được những định hướng phát triển,
gia tăng lợi nhuận trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
Kế toán doanh nghiệp
còn thể hiện được rõ tình hình tài chính hiện tại mà công ty đang có dựa
trên mối tương quan giữa doanh thu và khoản chi phí.
Điều này cũng sẽ giúp
cho chủ doanh nghiệp có được cái nhìn trực quan và cụ thể hơn về những
gì mà doanh nghiệp của mình cần phải làm trong tương lai.
Kế toán doanh nghiệp
giúp cho việc duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng và xây
dựng được thương hiệu một cách hiệu quả hơn.
Khi công tác kế toán
được thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp
giảm thiểu những rủi ro về gian lận, đảm bảo được tính pháp lý, minh
bạch cho doanh nghiệp và thể hiện được sự tín nhiệm kinh doanh.
Do đó mà vai trò của
kế toán doanh nghiệp rất quan trọng trong việc góp phần tạo dựng nên tên
tuổi và thành công của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng có thể thuê các công ty kế toán dịch vụ,
song việc thuê bên ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu chi
tiết và lựa chọn cho mình những giải pháp tốt nhất, đảm bảo cho tính
hiệu quả, hợp pháp và nhanh chóng nhất.
Các thành phần của kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp được tiến hành tương ứng với Luật pháp Việt Nam theo tất cả các thành phần kế toán:
-
Giao dịch tiền gửi và tiền mặt, tài sản cố định hữu hình và vô hình.
-
Kế toán nguyên vật liệu, hạch hóa, sản phẩm.
-
Kế toán chi phí, hạch toán giá thành.
-
Giao dịch ngoại tệ, hạch toán với đối tác.
-
Hạch toán với người nhận tạm ứng.
-
Hạch toán tiền lương với người lao động.
-
Hạch toán với ngân sách.
Đối tượng của kế toán doanh nghiệp
Đối tượng của kế toán
doanh nghiệp chính là tài sản cố định, nợ phải thu, phải trả, các khoản
thuế và các khoản khác liên quan đến doanh nghiệp…
Theo điều 9 Luật kế, đối tượng kế toán doanh nghiệp bao gồm:
-
Tài sản cố định, lưu động.
-
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
-
Các khoản phải thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập.
-
Thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
-
Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Các loại tài sản khác có liên quan đến doanh nghiệp.
Yêu cầu của kế toán doanh nghiệp
Để hoạt động của kế toán doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì cần phải có những yêu cầu nhất định như:
-
Thông
tin, số liệu kế toán phải được cập nhật và phản ánh liên tục từ khi
phát sinh cho đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi
thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán. -
Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính.
-
Phản ánh kịp thời và đúng thời hạn quy định thông tin, các số liệu kế toán.
-
Phản
ánh một cách rõ ràng, dễ hiểu và chính xác các thông tin, số liệu kế
toán. Phản ánh trung thực hiện tại, bản chất sự việc, nội dung và giá
trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. -
Các
thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh một cách liên tục từ khi
phát sinh cho đến lúc kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính từ lúc thành
lập đến khi kết thúc hoạt động của đơn vị kế toán, số liệu kế toán phản
ánh kỳ này phải kế tiếp theo đúng số liệu kế toán của kỳ trước. -
Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu theo như đúng trình tự, hệ thống và có thể so sánh được.
Vừa rồi là những
thông tin về kế toán doanh nghiệp doanh nghiệp là gì. Có thể thấy vai
trò của bộ phận kế toán quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Vì
thế doanh nghiệp cần sàng lọc và tuyển chọn những nhân viên chuyên
nghiệp và có kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả.