Kế toán HCSN theo TT107/2017: TÀI KHOẢN 152: NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU | ketoan68.com

Kế toán HCSN theo TT107/2017: TÀI KHOẢN 152: NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU


Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn nguyên tắc hạch toán và phương pháp hạch toán TK152:Nguyên liệu,vật liệu tại đơn vị hành chính sự nghiệp theo TT107/2017.Xin mời các bạn theo dõi

TÀI KHOẢN 152

NGUYÊN
LIỆU, VẬT LIỆU

1- Nguyên tắc kế toán

1.1-
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động giá trị các loại
nguyên liệu, vật liệu trong kho để sử dụng cho các hoạt động của đơn vị hành
chính, sự nghiệp, như: Hoạt động hành chính, đầu tư XDCB hoặc sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các mục đích khác. Nguyên liệu, vật liệu của các đơn vị hành
chính, sự nghiệp được hạch toán vào Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu là các
loại nguyên liệu, vật liệu thực tế nhập, xuất kho.

1.2-
Phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất kho nguyên liệu, vật
liệu. Tất cả các loại nguyên liệu, vật liệu khi nhập, xuất kho đều phải làm đầy
đủ thủ tục: Cân, đong, đo, đếm và bắt buộc phải lập Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho. Đối với
một số loại vật liệu đặc biệt như dược liệu, hóa chất,….trước
khi nhập, xuất phải kiểm nghiệm số lượng, chất lượng.

1.3-
Chỉ hạch toán vào Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” giá trị của nguyên liệu,
vật liệu thực tế nhập, xuất qua kho. Các loại nguyên liệu, vật liệu mua về đưa
vào sử dụng ngay (không qua kho) thì không hạch toán vào tài khoản này. Nguyên
liệu, vật liệu được mua bằng nguồn nào thì phải phản ánh vào nguồn đó mặc dù có
thể sử dụng cho các mục đích khác nhau (tính vào các TK chi phí khác nhau).

1.4-
Hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện đồng thời ở kho và ở
phòng kế toán. Ở kho, thủ kho phải mở sổ hoặc thẻ kho theo
dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu. Ở phòng kế toán phải mở sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu để ghi chép cả
về số lượng, giá trị từng thứ nguyên liệu, vật liệu nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ
kế toán và thủ kho phải đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng thứ
nguyên liệu, vật liệu. Trường hợp phát hiện chênh lệch phải xác định nguyên
nhân và báo ngay cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán và Thủ trưởng đơn vị
biết để kịp thời có biện pháp xử lý.

1.5-
Hạch toán nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu phải theo giá thực tế. Việc
xác định giá thực tế dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán được quy định cho từng trường
hợp cụ thể sau:

a)
Giá thực tế nhập kho:


Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt động
hành chính, sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB được tính theo giá mua thực tế ghi trên hóa đơn (bao gồm các loại thuế gián thu) cộng với (+) các chi phí
liên quan đến việc mua nguyên liệu, vật liệu (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc
xếp…);


Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu mua ngoài nhập kho để sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh:

+
Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu
trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua
chưa có thuế GTGT (thuế GTGT đầu vào của nguyên liệu, vật liệu sẽ được hạch toán
vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”;

+
Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
hoặc dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT thì giá trị nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh
theo giá mua bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán).


Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tự sản xuất nhập kho là toàn bộ chi phí
đơn vị bỏ ra để chế biến nguyên liệu, vật liệu đó.


Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu thu hồi là giá do Hội đồng đánh giá tài sản
của đơn vị xác định (trên cơ sở đánh giá giá trị của vật liệu thu hồi).

b)
Giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất kho có thể áp dụng một trong các phương
pháp xác định sau: Giá thực tế bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;
giá thực tế đích danh (nhập giá nào, xuất giá đó); giá nhập trước, xuất trước.

1.6-
Hạch toán in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ:


Để phản ánh nhập, xuất kho các loại ấn chỉ, kế toán sử dụng TK
152 “Nguyên liệu, vật liệu”. TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” phải theo dõi chi
tiết 2 loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán:

+
Ấn chỉ cấp: Là các loại ấn chỉ dùng để cấp phục vụ cho công
tác quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị.

+
Ấn chỉ bán: Là các loại ấn chỉ mà đơn vị được phép in, phát hành để bán cho các
đối tượng theo quy định.


Đơn vị phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất kho ấn chỉ. Tất
cả các loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán khi nhập, xuất kho đều phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định và bắt buộc phải có phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho.


Hạch toán chi tiết ấn chỉ các loại để cấp và để bán phải thực hiện đồng thời ở
kho và phòng kế toán, ở kho, thủ kho phải mở sổ (hoặc thẻ) kho theo dõi số lượng
nhập, xuất, tồn kho từng thứ, từng loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán; ở phòng kế
toán phải mở sổ chi tiết ấn chỉ các loại để cấp và để bán để ghi chép cả về số
lượng, giá trị từng thứ, từng loại ấn chỉ nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ, (hàng
tháng, hàng quý), kế toán phải thực hiện đối chiếu với thủ kho về số lượng nhập,
xuất, tồn kho từng thứ, từng loại ấn chỉ, nếu có chênh lệch phải báo ngay cho kế
toán trưởng và thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời xác định nguyên nhân và có biện
pháp xử lý.


Hạch toán nhập, xuất, tồn kho ấn chỉ phải theo giá thực tế được quy định cho từng
trường hợp cụ thể. Giá thực tế ấn chỉ do đơn vị được phép in nhập kho được tính
theo giá thuê in thực tế phải trả ghi trên Hợp đồng thuê in giữa đơn vị với
doanh nghiệp in cộng với (+) các chi phí liên quan (vận chuyển, bốc dỡ, đóng
gói…). Giá thực tế ấn chỉ tự in là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra để in, đóng
quyển ấn chỉ đó.


Các khoản thu về bán ấn chỉ, phản ánh vào TK 531 “Doanh thu hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ”.

2- Kết cấu và nội dung phản
ánh của Tài khoản 152- Nguyên liệu, vật liệu

Bên Nợ:


Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ nhập kho (do mua ngoài, cấp
trên cấp, tự chế, tự in…);


Giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.

Bên Có:


Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ xuất kho;


Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ:

Giá
trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ hiện còn trong kho của đơn vị.

XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT KẾ TOÁN: TÀI KHOẢN 152

3- Phương pháp hạch toán kế
toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

3.1-
Mua nguyên liệu, vật liệu nhập kho bằng nguồn NSNN

a)
Rút dự toán mua nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa
ghi thu (36612).

Đồng
thời, ghi:

Có TK 008- Dự toán chi hoạt động.

b)
Rút tiền gửi (kể cả tiền gửi được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi) mua nguyên
liệu, vật liệu, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.

Đồng
thời, ghi:

Nợ TK 337- Tạm thu (3371)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa
ghi thu (36612).

Đồng
thời, ghi:

Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu
mua bằng kinh phí từ Lệnh chi tiền thực chi), hoặc

Có TK 018- Thu hoạt động khác được để
lại (nếu mua bằng nguồn thu hoạt động khác được để lại).

c)
Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ
TK 611- Chi phí hoạt động

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.

3.2-
Nhập kho nguyên liệu, vật liệu mua bằng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài:


Khi chuyển tiền mua nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có các TK 112, 331, 366 (36622)…

Đồng
thời, ghi:

Nợ
TK 337- Tạm thu (3372)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa
ghi thu (36622).


Khi xuất nguyên liệu, vật liệu ra sử dụng, ghi:

Nợ
TK 612- Chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.

3.3-
Nhập kho NL, VL mua bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại:


Khi chuyển tiền mua nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có các TK 111, 112,
331,….

Đồng
thời, ghi:

Nợ
TK 337- Tạm thu (3373)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa
ghi thu (36632).

Đồng
thời, ghi:

Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại.


Khi xuất nguyên liệu, vật liệu ra sử dụng, ghi:

Nợ
TK 614- Chi phí hoạt động thu phí

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.

3.4-
Nhập kho nguyên liệu, vật liệu do mua chịu dùng cho các hoạt động hành chính, sự
nghiệp, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

Có TK 331- Phải trả cho người bán.


Khi thanh toán các khoản mua chịu, ghi:

Nợ
TK 331- Phải trả cho người bán

Có các TK 111,
112.

Đồng
thời nếu mua từ nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được
khấu trừ, để lại, ghi:

Nợ
TK 337- Tạm thu (3371,
3372, 3373)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa
ghi thu (36612,
36622, 36632). Đồng thời, ghi:

Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu
được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi)

Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại
(nếu được cấp bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại).

3.5-
Nhập kho nguyên liệu, vật liệu mua ngoài bằng tiền tạm ứng, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

Có TK 141- Tạm ứng.

Đồng
thời nếu mua từ nguồn NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được
khấu trừ, để lại, ghi:

Nợ
TK 337- Tạm thu (3371,
3372, 3373)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa
ghi thu (36612,
36622, 36632).

Đồng
thời, ghi:

Có TK 012- Lệnh chi tiền thực chi (nếu
được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi)

Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại
(nếu được cấp bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại).

3.6-
Các loại nguyên liệu, vật liệu đã xuất dùng nhưng sử dụng không hết nhập lại kho,
ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (theo giá xuất kho)

Có các TK 154, 241, 611, 612, 614.

3.7-
Nhập kho nguyên liệu, vật liệu vay mượn của các đơn vị khác, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 338- Phải trả
khác (3388).

3.8-
Nhập kho nguyên liệu, vật liệu do được viện trợ không hoàn lại hoặc do được tài
trợ, biếu, tặng nhỏ lẻ, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa
ghi thu (36621,
36622).

3.9-
Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ


Nguyên liệu, vật liệu nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ nếu được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ
TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng
giá thanh toán).


Nguyên liệu, vật liệu nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc không được khấu trừ thuế
GTGT, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng
giá thanh toán).

3.10-
Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước
(3337) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,… (tổng
giá thanh toán).


Số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ với số thuế GTGT phải
nộp, ghi:

Nợ
TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333- Thuế GTGT phải nộp
(33312).

3.11-
Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc không được khấu trừ
thuế GTGT, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
(33312)

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước
(3337) (chi tiết thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,… (số tiền
phải trả người bán).

3.12-
Xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
và đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị, căn cứ vào mục đích sử dụng, ghi:

Nợ
các TK 154, 241,
642

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.

3.13-
Nguyên liệu, vật liệu thiếu, thừa phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định nguyên
nhân chờ xử lý:


Nguyên liệu, vật liệu phát hiện thiếu, ghi:

Nợ
TK 138- Phải thu khác (1388)

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu.


Nguyên liệu, vật liệu phát hiện thừa, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 338- Phải trả khác (3388).

3.14-
Kế toán ấn chỉ

a)
Kế toán ấn chỉ cấp:


Nhập kho các loại ấn chỉ do doanh nghiệp in bàn giao theo hợp đồng thuê in giữa
đơn vị với doanh nghiệp in cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến ấn
chỉ, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ cấp)

Có các TK 111, 112, 366… (chi phí liên quan).


Khi xuất kho ấn chỉ để phục vụ cho hoạt động quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ của
đơn vị theo quy định, ghi:

Nợ
TK 611- Chi phí hoạt động

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
(chi tiết ấn chỉ cấp).


Khi xuất kho ấn chỉ giao cho cán bộ công nhân viên của đơn vị để cấp cho các tổ
chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:

Nợ
TK 141- Tạm ứng

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
(chi tiết ấn chỉ cấp).


Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn chỉ đã cấp cho
các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:

Nợ
TK 611- Chi phí hoạt động

Có TK 141- Tạm ứng.

b)
Kế toán ấn chỉ bán:


Các chi phí liên quan đến ấn chỉ bán (in ấn, phát hành, vận chuyển, bốc xếp,
bao bì,…), ghi:

Nợ
TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có các TK 111, 112, 331…


Các khoản ghi giảm chi phí phát hành ấn chỉ bán khi phát sinh (nếu có), ghi:

Nợ
các TK 111, 112, 152…

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở
dang.


Nhập kho các loại ấn chỉ, ghi:

Nợ
TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ bán)

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang.


Bán ấn chỉ không qua kho, ghi:

Nợ
TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở
dang.


Khi xuất kho ấn chỉ để bán, ghi:

Nợ
TK 632- Giá vốn hàng bán

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
(chi tiết ấn chỉ bán).


Khi phát sinh doanh thu do bán ấn chỉ cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ
các TK 111, 112 (nếu thu tiền ngay)

Nợ
TK 131- Phải thu khách hàng (1311) (nếu chưa thu tiền)

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
(33311) (nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).

Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD,
dịch vụ.


Thuế GTGT phải nộp theo quy định của hoạt động phát hành ấn chỉ bán (nếu đơn vị
nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ
TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước.


Cuối kỳ, kết chuyển chi phí của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi:

Nợ
TK 911- Xác định kết quả (9112)

Có TK 632- Giá vốn hàng bán.


Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu của hoạt động bán ấn chỉ, ghi:

Nợ
TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 911- Xác định kết quả (9112).


Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, ghi:

Nợ
TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước
(3334).


Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động bán ấn chỉ
đã nộp trong kỳ, ghi:

Nợ
TK 911- Xác định kết quả (9112)

Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp.


Cuối kỳ kế toán, kết chuyển lãi, lỗ của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi:

+
Kết chuyển lãi, ghi:

Nợ
TK 911- Xác định kết quả (9112)

Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế.

+
Kết chuyển lỗ, ghi:

Nợ
TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 911- Xác định kết quả (9112).


Khi phân phối lãi của hoạt động phát hành ấn chỉ bán theo quy định của cơ chế
tài chính, ghi:

Nợ
TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có các TK liên quan.

3.15-
Cuối năm, kế toán tính toán kết chuyển từ TK các khoản nhận trước chưa ghi thu
sang các TK thu (doanh thu) tương ứng với số nguyên vật liệu hình thành từ nguồn
NSNN cấp; phí được khấu trừ, để lại hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài đã
xuất ra sử dụng trong năm, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612, 36622, 36632)

Có các TK 511, 512, 514.

Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:

Mr Thế Anh :

0981 940 117

Email: [email protected]