Kế toán HCSN : KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (Phần 4) | ketoan68.com

Kế toán HCSN : KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN (Phần 4)


Tiếp nối các bài viết trước về phần TSCĐ.Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn kế toán hao mòn và khầu hao TSCĐ tại đơn vị hành chính sự nghiệp (Phương pháp tính khấu hao,nguyên tắc hạch toán,phương pháp hạch toán).Xin mời các bạn theo dõi.

KẾ TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ

1. Nguyên tắc hạch toán

-Tất
cả TSCĐ được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tại đơn vị đều phải tính hao mòn
TSCĐ hàng năm. Hao mòn TSCĐ được tính một năm một lần vào tháng 12 hàng năm.
TSCĐ tăng, giảm trong năm này thì năm sau mới tính hao mòn hoặc thôi không tính
hao mòn nữa. Các TSCĐ đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng thì không phải
tính hao mòn nữa.

-Các
loại TSCĐ sau đơn vị không phải tính hao mòn.

+ TSCĐ đặc biệt (vô giá) như: Các cổ vật, các
bộ sách cổ, hiện vật trưng bày ở viện bảo tàng, lăng, tẩm

+ TSCĐ thuê ngoài sử dụng tạm thời

+ TSCĐ giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước

-Đối
với TSCĐ của đơn vị HCSN sử dụng vào mục đích SXKD, phải trích khấu hao tính
vào chi phí SXKD và phải theo dõi chi tiết việc trích khấu hao TSCĐ theo chế độ
quản lý và khấu hao tài sản của Bộ Tài chính.

* Các
loại tài sản cố định không phải tính hao mòn:

– Tài
sản cố định là giá trị quyền sử dụng đất.

– Tài
sản cố định đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 4 Chế độ này;

– Tài
sản cố định đơn vị thuê sử dụng;

– Tài
sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước.

– Các
tài sản cố định đã tính hao mòn hết nguyên giá mà vẫn còn sử dụng được;

– Các
tài sản cố định chưa tính hao mòn hết nguyên giá mà đã hư hỏng không tiếp tục
sử dụng được.

* Hao
mòn tài sản cố định được tính mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế
toán hoặc bất thường (đối với các trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập,
giải thể cơ quan, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo
chủ trương của Nhà nước).

2. Phương pháp tính hao mòn TSCĐ

Mức
hao mòn hàng năm TSCĐ

=

Nguyên
giá của TSCĐ

x

Tỷ
lệ hao mòn (% năm)

Hàng năm, trên cơ sở
số hao mòn tăng, số hao mòn giảm phát sinh trong năm, đơn vị tính tổng hao mòn
cho năm đã.

Số
hao mòn tăng năm N

=

Nguyên
giá TSCĐ tăng năm (N-1)

x

Tỷ
lệ tính hao mòn (%)

x

Số
tháng TSCĐtăng phải tính hao mòn trong năm

12
tháng

Số
hao mòn giảm năm N

=

Nguyên
giá TSCĐ giảm năm (N-1)

x

Tỷ
lệ tính hao mòn (%)

x

Số
tháng TSCĐ giảm phải tính hao mòn trong năm

12
tháng

Trong đã

Số hao mòn giảm trong năm N

=

Số hao mòn của những TSCĐ giảm

+

Số hao mòn của những TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử
dụng trong năm N

Về nguyên tắc: TSCĐ tăng, giảm tháng trước thì
tháng sau là tháng tính thêm hao mòn hay thôi không tính hao mòn.

3.
Tài khoản214 -Hao mòn TSCĐ

Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ sử dụng
TK214 -Hao mòn TSCĐ. Nội dung kết cấu tài khoản 214 như sau:

Bên Nợ:Giá trị hao mòn TSCĐ
giảm do:

-Giảm TSCĐ (thanh lý,
nhượng bán, thiếu, bị điều chuyển)

-Đánh giá lại TSCĐ
(trường hợp đánh giá giảm)

Bên Có:Giá trị hao mòn TSCĐ
tăng do:

-Tính hao mòn, khấu hao
TSCĐ trong năm sử dụng

-Đánh giá lại TSCĐ
(trường hợp đánh giá tăng)

Số dư bên Có:Giá trị hao mòn TSCĐ
hiện có.

TK 214 có 2 tài khoản cấp 2

TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình

TK 2142 – Hao mòn TSCĐ vô hình

4.
Phương pháp hạch toán

1-
Hàng năm phản ánh giá trị hao mòn đã tính của TSCĐ trong hoạt động sự nghiệp,
hoạt động chương trình dự án.

Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

Có TK
214: Hao mòn TSCĐ

2-
Tính khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh, dùng vào hoạt động SXKD dịch vụ:

– Nếu
TSCĐ do đơn vị đầu tư:

Nợ TK 631: Chi phí hoạt động SXKD

Có TK
214: Hao mòn TSCĐ

– Nếu
TSCĐHH do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách đang dùng, ghi:

Nợ TK 631

Có TK
431 (4314)

Có TK
333 (3338)

3-
Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán) thuộc nguồn Ngân sách
hoặc có nguồn gốc Ngân sách, ghi:

Nợ TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ

Có TK
211, 213

4-
Giảm giá trị hao mòn do giảm TSCĐ (thanh lý, nhượng bán, thiếu mất…) thuộc
nguồn SXKD, ghi:

Nợ TK 631

Nợ TK 311 (3118)

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ

Có TK
211, 213

5-
Tăng, giảm giá trị hao mòn do đánh giá lại TSCĐ:


Trường hợp giảm giá trị hao mòn, ghi

Nợ TK 214- Hao mòn tài sản cố định (phần hao
mòn giảm)

Có TK
412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

-Trường
hợp tăng giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK
214- Hao mòn tài sản cố định (phần hao mòn tăng)

III. KẾ TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA
TSCĐ

Cũng
như các doanh nghiệp SXKD, công tác sửa chữa TSCĐ cũng được chia thành 2 loại:
sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.

1.
Kế toán chi phí sửa chữa thường xuyên

Sửa
chữa thường xuyên là sửa chữa nhỏ và vừa, công việc sửa chữa có thể do đơn vị tự
làm hoặc thuê ngoài sửa chữa. Chi phí sửa chữa được kế toán ghi vào chi phí của
đơn vị,tùythuộc
vào TSCĐ đã đang phục vụ cho mục đích gỉ. Khi chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh,
kế toán căn cứ vào chứng từ gốc liên quan ghi định khoản.

Nợ
TK 661: Chi hoạt động

Nợ
TK 662: Chi dự án

Nợ
TK 631: Chi phí hoạt động SXKD.

Có TK 111, 112, 152, 331

2.
Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Trong
các đơn vị HCSN, sửa chữa lớn TSCĐ phải được theo dõi chi tiết cho từng công việc
sửa chữa lớn trênTK 241-
Xây dựng cơ bản dở dang, tài khoản chi tiết cấp hai 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

1- Theo phương thức tự làm,
căn cứ vào chứng từ chi phí, kế toán ghi:

Nợ
TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 111, 112, 152.

2- Theo phương thức giao thầu
sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phản ánh số tiền phải trả theothỏathuận
ghi trong hợp đồng sửa chữa

Nợ
TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 331 (3311): Các khoản phải trả

3- Khi công trình sửa chữa lớn
đã hoàn thành kế toán phải tính toán giá thành thực tế của từng công trình sửa
chữa để quyết toán số chi phí này theo nguồn kinh phí dùng để sửa chữa lớn:

+ Nếu
dùng kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng để sửa chữa
lớn, kế toán ghi:

Nợ
TK 661: Chi hoạt động

Nợ
TK 662

Nợ
TK 635

Nợ
643

Có TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ

+ Nếu
sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD thì tính vào chi phí SXKD

Nợ
TK 631: Chi phí hoạt động SXKD.

Nợ TK
643

Có TK 241 (2413): Sửa chữa lớn TSCĐ

4- Trường hợp cuối năm công
việc sửa chữa lớn chưa hoàn thành, thì căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng sửa
chữa lớn hoàn thành tới ngày 31/12 phản ánh giá trị khối lượng sửa chữa hoàn
thành liên quan đến số kinh phí sự nghiệp cấp cho công tác sửa chữa lớn năm báo
cáo, kế toán ghi:

Nợ
TK 661 (6612): Chi hoạt động

Có TK 337 (3372): Kinh phí đã quyết toán
chuyển sang năm sau

-Sang năm sau, khi công tác sửa chữa lớn
hoàn thành bàn giao, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn
thành, ghi:

Nợ
TK 337(3372): Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (phần q.toán năm sau)

Nợ TK 661 – Chi hoạt động
(Phần quyết toán năm nay)

Có TK 241(2413): Sửa chữa lớn TSCĐ

Chúc các bạn thành công!

Khuyến nghị:

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các chuyên gia kế toán của Kế toán 68 qua Tổng đài tư vấn:

Mr Thế Anh :

0981 940 117

Email: [email protected]