Kế hoạch và chuyên đề của CSGT khác nhau như thế nào
Với nhịp sống nhanh và thay đổi hàng giờ như hiện nay thì nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tham gia giao thông là việc tất yếu và thái đội của chúng ta khi tham gia giao thông ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của bản thân. Tuy nhiên, nếu việc hiểu đúng, làm đúng nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đến từ phía người tham gia giao thông thì sẽ không được công bằng, đảm bảo. Trong những lí do để Cảnh sát giao thông (CSGT) được kiểm tra hành chính của người tham gia giao thông là phải có kế hoạch, chuyên đề. Đã có những vụ việc gây tranh cãi đối với người tham gia giao thông và cảnh sát giao thông
về vấn đề kiểm tra chuyên đề, kế hoạch. Vậy kế hoạch và chuyên đề của CSGT khác nhau như thế nào? Và người dân có được kiểm tra kế hoạch chuyên đề của CSGT? Bài viết dưới đây của CSGT sẽ giúp các bạn giải đáp.
Mục Lục
Căn cứ pháp lý
Chuyên đề của CSGT là gì?
Chuyên đề của Cảnh sát giao thông thường được biết đến là kế hoạch của cảnh sát giao thông có thể do cấp Bộ, Cục, Giám đốc Công an của Thành phố đưa ra.
Kế hoạch của CSGT là gì ?
Mỗi kế hoạch của CSGT thường định ra các chuyên đề cụ thể để xử lý và thể hiện dưới dạng văn bản dài ít nhất 2 trang giấy. Kế hoạch được quán triệt, phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ trước khi làm nhiệm vụ.
Kế hoạch được quán triệt, phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ trước khi làm nhiệm vụ.
Vị CSGT này lấy ví dụ, với chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn, cảnh sát sẽ được trang bị máy móc, máy đo để tập trung vào xử lý người vi phạm nội dung này. Tuy nhiên trong quá trình tuần tra, kiểm soát nếu phát hiện những vi phạm khác mà thuộc thẩm quyền, cảnh sát giao thông vẫn có quyền xử lý.
Kế hoạch và chuyên đề của CSGT khác nhau như thế nào?
Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông; Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau:
– Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện.
– Đồng thời, tại Điều 6 Thông tư này có nêu, căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số/tất cả các hình thức sau:
– Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
– Đăng Công báo.
– Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
– Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân.
Do vậy ta có thể thấy kế hoạch và chuyên đề của CSGT là giống nhau.
Đòi CSGT cho xem chuyên đề có được không?
Yêu cầu kiểm tra giấy từ Công an của người dân xuất phát từ thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp người tham gia giao thông “không” vi phạm mà vẫn bị CSGT dừng phương tiện để yêu cầu kiểm tra; dẫn đến người tham gia giao thông có quyền nghi ngờ cảnh sát đã làm sai quy trình. Trong khi người dân đã nắm được quy định tại Thông tư 01/2016 của Bộ Công an (trước kia là Thông tư 65/2012). CSGT muốn dừng đỗ phương tiện của người tham gia giao thông trong trường hợp họ không vi phạm thì phải thỏa mãn một trong những điều kiện:
- Phải có kế hoạch hay mệnh lệnh của Cục trưởng Cục CSGT hay Giám đốc Công an tỉnh trở lên; hoặc có kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Trưởng phòng tuần tra (thuộc Cục), Trưởng phòng CSGT, Trưởng Công an huyện trở lên;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan chức năng nhằm phục vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm hay vi phạm pháp luật khác;
- Hoặc có tin báo, tố giác vi phạm pháp luật.
Quyền giám sát của người dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Tuy nhiên trong pháp luật về giao thông lại không quy định trường hợp cụ thể chi tiết từng tình huống làm nhiệm vụ của CSGT; khiến cho việc thực hiện quyền giám sát này còn khá lúng túng trên thực tế.
Nói tóm lại, theo Thông tư 67/2019/TT-BCA người dân hoàn toàn có quyền được biết kế hoạch tuần tra, kiểm soát chuyên đề của CSGT. Tuy nhiên không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.
Kế hoạch và chuyên đề của CSGT khác nhau như thế nào
4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện kiểm tra
Nếu như trước đây có đến 05 trường hợp CSGT được dừng phương tiện kiểm tra thì kể từ ngày 05/8/2020, khi Thông tư 65/2020/TT-BCA có hiệu lực thì chỉ còn 04 trường hợp sau (Điều 16):
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, nếu không có (nghi ngờ) hành vi vi phạm (về giao thông hoặc vi phạm pháp luật khác), CSGT chỉ được dừng xe kiểm tra khi có kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề.
Ví dụ như Trang thông tin điện tử của Cục cảnh sát giao thông có thông báo rõ ràng về lịch trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm như sau:
– Ngày 26/01/2022, Cục Cảnh sát giao thông ban hành Kế hoạch số 322/KH-C08-P8 về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đảm bảo TTATGT trên tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ – Mai Sơn.
– Ngày 10/02/2022, Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 53/KH-BCA-C08 về tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma tuý, vi phạm nồng độ cồn”;
– Ngày 14/02/2022, Cục Cảnh sát giao thông ban hành Kế hoạch số 435/KH-C08-P8 về Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề chở hàng quá tải trọng, quá khổ giói hạn, tự ý cải tạo phương tiện trên đường bộ;
– Ngày 23/12/2021, Cục Cảnh sát giao thông ban hành Kế hoạch số 4945/KH-C08-P8 về xử lý phương tiện vi phạm không đủ điều kiện nhưng đi vào làn thu phí điện tử không dừng (ETC), xe ô tô kinh doanh vận tải nhưng chưa sang biển số nền màu vàng và không lắp đặt camerra giám sát hành trình;
– Ngày 13/4/2022, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ ban hành Kế hoạch số: 773/KH-P8(Đ3) về tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đảm bảo TTATGT trên tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ – Mai Sơn.
Nội dung thông báo công khai, gồm:
1. Đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm: Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông.
2. Tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm: Tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ – Cao Bồ – Mai Sơn.
3. Loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý:
– Loại phương tiện: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô; xe gắn máy; người đi bộ và các phương tiện giao thông khác không được phép lưu thông trên đường cao tốc.
– Hành vi vi phạm: Vi phạm quy định người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma tuý, hơi thở có nồng độ cồn; vi phạm tốc độ; chở hàng quá khổ, quá tải, tự ý cải tạo, thay đổi kích thước thành, thùng xe; xe ô tô vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng vi phạm các quy định khi tham gia giao thông; chở quá số người quy định; đi không đúng phần đường, làn đường; điều khiển xe không đủ điều kiện đi vào làn thu phí điện tử tự động không dừng; chạy xe trên làn dừng khẩn cấp; không nhường đường cho xe ưu tiên; dừng, đỗ xe không đúng quy định; đón, trả khách trên đường cao tốc; hết hạn kiểm định; đi vào đường cấm và các hành vi vi phạm khác khi phát hiện được quy định tại Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng; các hành vi vi phạm về phòng chống dịch theo quy định Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
4. Thời gian thực hiện kế hoạch: Từ ngày 15/4/2022 đến ngày 14/5/2022 (24h/ngày, 07 ngày trong tuần).
Xem chuyên đề của CSGT ở đâu?
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai; cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
1. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
2. Đăng Công báo.
3. Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
4. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
5. Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, CSGT không có nghĩa vụ công khai kế hoạch, chuyên đề trực tiếp cho người dân. Tuy nhiên, người dân có thể xem kế hoạch, chuyên đề qua 05 “kênh” sau: Cổng thông tin điện tử quốc gia; trang thông tin điện tử của cơ quan Công an; cơ quan Công an đăng công báo; xem niêm yết trại trụ sở Công an; xem trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài; hoặc thông qua việc tiếp dân, họp báo, phát ngôn của người phát ngôn đại diện lực lượng Công an.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Kế hoạch và chuyên đề của CSGT khác nhau như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu, … . Hãy liên hệ hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi thường gặp
CSGT có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm giao thông không?
Theo nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Như vậy, CSGT có nghĩa vụ chứng minh người dân vi phạm giao thông, người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh mình không vi phạm.
Khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm tra những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA khi yêu cầu dừng xe CSGT sẽ được kiểm tra:
– Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông
– Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
– Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những loại giấy tờ nào
Theo đó, cảnh sát giao thông được quyền kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm:
Giấy phép lái xe;
Giấy đăng ký xe;
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.
5/5 – (1 bình chọn)