Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ

Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ

  • Xem với cỡ chữ

    T
    T

  •  Đọc bài viết
  • Thay đổi tương phản
  •  Từ viết tắt
  •   in trang

  • Lượt xem : 2036

Ngày 16/02, Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch số 32-KH/BCSĐ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, quyết tâm chính trị, trách nhiệm của cấp uỷ các cấp trong việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, tạo chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đẩu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

7 nhiệm vụ và giải pháp

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 27-NQ/TW và Kế hoạch số 11-KH/TW đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của Bộ Nội vụ.

Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phôi hợp câp ủy cùng cấp phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, thống nhất nhận thức về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được nêu tại Nghị quyết; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và pháp luật, về yêu cầu và nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; xác định việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của đối mới hệ thống chính trị, được tiến hành đồng bộ với thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo về quyền con người, quyền công dân. Trong đó tập trung xây dựng, thể chế hóa các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; đổi mới cơ chế bầu cử để lựa chọn được những người xứng đáng đại diện cho Nhân dân; có cơ chế bảo đảm thực hiện quyền của Nhân dân tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết, phản hồi ý kiến, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của Nhân dân; phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế, đề cao đạo đức xã hội và trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức.

Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Nội vụ; tiếp tục nghiên cứu, đưa nội dung phù hợp về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Hành chính Quốc gia. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức để nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi Hiến pháp, pháp luật; cụ thể hóa và xây dựng cơ chế để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững. Cụ thể, xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tô chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước, nhất là hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước; phát huy dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý, điều hành; phát triển đào tạo nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại Bộ Nội vụ, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội và Nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường tham mưu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật…

Thứ tư, tiếp tục tham mưu đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Trong đó chú trọng nghiên cứu, đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tổ chức các bộ, các cơ quan chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực; giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của Bộ trưởng với tư cách thành viên Chính phủ trong quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chât lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với 03 trụ cột chính: Tổ chức bộ máy; công vụ, công chức; hành chính điện tử và chuyển đổi số. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở cạnh tranh lành mạnh; áp dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; xây dựng nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số. Tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, chất lượng dịch vụ công; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, bảo đảm chất lượng, hoạt động hiệu quả.

Nghiên cứu, hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với các địa bàn đô thị, nông thôn, miền núi, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế – đặc biệt; giảm cấp chính quyền phù hợp ở một số địa phương; xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù họp với từng địa bàn, gắn với yêu cầu phát triển các vùng, khu kinh tế….

Thứ năm, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó tập trung hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực nhà nước, xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mỗi cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền lập pháp. Kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức.

Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ….

Thứ sáu, tăng cường, chủ động hội nhâp quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cụ thể, tăng cường, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tố quốc trong tình hình mới. Chủ động tham gia, đóng góp vào việc xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự quốc tế, khu vực theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thứ bảy,
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ban Cán sự đảng Bộ tiếp tục phối hợp Đảng ủy Bộ đổi mới phương thức lãnh đạo, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Đảng, phát huy vai trò nêu gương, tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và hiệu lực, hiệu quả trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.

Lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng; tăng cường lãnh đạo xâỵ dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đù phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tăng cường lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc cụ thế hóa, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, khắc phục tình trạng thực hiện không hiệu quả, còn mang tính hình thức…

Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ yêu cầu các đơn vị bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 11-KH/TW để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Quá trình thực hiện Nghị quyểt phải tạo được sự đồng bộ, liên thông, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng.

Đồng thời, việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết phải kết hợp hài hòa giữa kể thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; thực hiện khan trương, nhất quán, có trọng tâm, trọng điểm và có lộ trình.

Thanh Tuấn