Kế hoạch sản xuất phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp – Bravo
dễ dàng cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình
. Do vậy, việc đầu tư và kế hoạch phát triển sản phẩm mới luôn được chú trọng.
Trên thị trường hiện nay, không có sản phẩm nào luôn luôn giữ được vị thế tuyệt đối cũng không có một chuyên gia nào có thể khẳng định ý tưởng của mình chắc chắn sẽ thành hiện thực nếu chưa trải qua quá trình kiểm chứng bằng thực tiễn. Do đó, doanh nghiệp để có được vị thế cạnh tranh của mình, họ luôn phải đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ mới với nhiều tính năng ưu việt với mong muốn thu hút sự chú ý và tin tưởng của khách hàng. Qua đó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp cũng là tiền đề để. Do vậy, việc đầu tư và kế hoạch phát triển sản phẩm mới luôn được chú trọng.
Kế hoạch phát triển sản phẩm mới
Đã có nhiều bài viết, hướng dẫn từ học thuật đến thực tế về phương pháp lên một kế hoạch đầy đủ để phát triển sản phẩm mới song một cách đơn giản có thể quy nạp lại về nguồn gốc để có được sản phẩm mới chính là ý tưởng. Ý tưởng đó có thể ngẫu nhiên mà đến hoặc do doanh nghiệp, cá nhân có chủ đích đi tìm. Tuy nhiên ý tưởng có thể dễ dàng nghĩ ra nhưng để trở thành sản phẩm hiện thực, nó phải được trải qua quá trình chắt lọc và thẩm định tỉ mỉ.
- Sàng lọc ý tưởng trong kế hoạch phát triển sản phẩm mới
Sàng lọc ý tưởng là công việc hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp tránh được phần lớn lãng phí do việc đầu tư lệch hướng dẫn đến hao phí nguồn lực về tài chính, nhân lực, chất xám… thay vào đó sẽ đầu tư cho dự án với ý tưởng khả thi nhất giúp doanh nghiệp nhanh chóng tăng trưởng.
Ví dụ một ngày nào đó bạn nghĩ ra 1 loạt các ý tưởng, liệu có cần thực hiện hết tất cả với khoản đầu tư không nhỏ để rồi cuối cùng kết luận muộn màng là các ý tưởng này không phù hợp mới doanh nghiệp và hoàn cảnh thị trường của mình.
Vậy phải làm thế nào? Rất đơn giản ở bước khởi đầu khi ý tưởng xuất hiện trong đầu là đặt câu hỏi liệu ý tưởng này có giúp ích được gì không? Nếu nó có thể giúp ích cho kinh tế – xã hội ở một mặt nào đó, chúng ta sẽ tiến tới bước tiếp theo là nghiên cứu thị trường để xác định tính khả thi của nó.
- Nghiên cứu thị trường trong kế hoạch phát triển sản phẩm mới
Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, và đặc biệt quan trọng đối với một sản phẩm đang trong giai đoạn “thai nghén”, bởi kết quả của nghiên cứu này sẽ quyết định rằng sản phẩm này có được tiếp tục đầu tư để hình thành và tiếp cận thị trường của nó hay không.
Một số kết quả cần có như thị hiếu và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng, số lượng khách hàng tiềm năng… để từ đó, doanh nghiệp có thể cân đối ngân sách đầu tư và khả năng thu lại (ROI) để so sánh các ý tưởng với nhau. Có thể có một số sản phẩm rất hay, tiện ích nhưng chi phí đầu tư cao, ROI thấp; song lại có những sản phẩm tuy nhỏ, chỉ đáp ứng một vài nhu cầu nào đó nhưng lại có ROI lớn hơn nhiều lần.
Khi có thể xác định sơ bộ tính khả thi của ý tưởng, doanh nghiệp sẽ cần phải điều chỉnh đôi chút để ý tưởng này sát với thực tế nhất có thể để từ đó nâng cao khả năng thu hồi vốn và gia tăng lợi nhuận.
- Điều chỉnh ý tưởng – Sản xuất sản phẩm mẫu trong kế hoạch phát triển sản phẩm mới
Mỗi ý tưởng trước khi trở thành dự án đầu tư đều phải trải qua quá trình điều chỉnh, để đảm bảo rằng mọi nghi vấn về tính khả thi của nó đều phải được giải đáp bằng chính những giải pháp thực tiễn có thể đạt được kết quả. Sau đó, những điều chỉnh và giải pháp cuối cùng sẽ được tổng hợp vào hồ sơ dự án để bắt đầu nghiên cứu và đưa vào sản xuất mẫu!
Không phải ý tưởng nào cũng có thể sản xuất thành công sản phẩm mẫu để các nhà đầu tư trải nghiệm. Và không phải sản phẩm mẫu nào cũng có thể thành công ngay từ lần đầu thậm chí là nhiều phiên bản phía sau mới có thể vượt qua được các bài kiểm tra về tính năng và chất lượng để tiếp cận thị trường.
Sau khi kế hoạch phát triển sản phẩm mới đã được tiến hành thuận lợi thì việc tiếp cận thị trường và lấy ý kiến từ thị trường là vô cùng quan trọng.
- Tiếp cận thị trường
Khi sản phẩm đã sẵn sàng tiếp cận thị trường cũng chính là lúc cuộc chiến bắt đầu vì đối thủ sẽ dễ dàng có được thông tin mà doanh nghiệp cố gắng giữ bí mật bấy lâu. Do đó trước khi bắt đầu, các nhà quản trị cần phải chuẩn bị một cách đầy đủ nhất có thể những thứ cần thiết như tài lực, vật lực, nhân lực và các chiến lược cũng như các kịch bản sẵn sàng đối đầu với các tình huống có thể xảy ra.
- Giá trị của feed-back
Chắc chắn điều mọi người quan tâm lúc này là những tín hiệu phản hồi tích cự từ thị trường và người tiêu dùng. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả.
Đối với những chiến lược dài hạn, các chiến lược gia sẽ quan tâm nhiều đến các phản hồi (feed-back) có thể giúp cho việc phát triển sản phẩm sau đó. Chính những cải tiến được quan tâm phát triển sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm và theo đó là vòng đời của sản phẩm này.
Xem thêm:
Lê Vĩnh Phúc