Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì? 7 Bước triển khai HIỆU QUẢ – CRMVIET

Mỗi doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng bằng văn bản. Cho dù chúng được tạo ra là để định hướng kinh doanh của công ty hay thu hút các nhà đầu tư,thì một kế hoạch kinh doanh luôn rất quan trọng cho sự thành công cho tổ chức của bạn. Nhưng, làm thế nào để bạn có thể viết một bản kế hoạch kinh doanh? Và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Kế hoạch kinh doanh có những gì?

Theo CrmViet.vn thì một bản kế hoạch kinh doanh sẽ bao gồm những phần chính sau đây:

  • Tóm tắt điều hành – ảnh chụp nhanh về doanh nghiệp của bạn

  • Mô tả công ty – mô tả những gì bạn làm

  • Phân tích thị trường – nghiên cứu về ngành, thị trường và đối thủ của bạn

  • Tổ chức và quản lý – cơ cấu quản lý và kinh doanh của bạn

  • Dịch vụ hoặc sản phẩm – sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp

  • Tiếp thị và bán hàng – cách bạn tiếp thị doanh nghiệp và chiến lược bán hàng của bạn

  • Yêu cầu tài trợ – bạn sẽ cần bao nhiêu tiền trong 3 đến 5 năm tới

  • Dự báo tài chính – cung cấp thông tin như bảng cân đối kế toán

  • Phụ lục – một phần tùy chọn bao gồm sơ yếu lý lịch và giấy phép

Các bước triển khai bảng kế hoạch kinh doanh

Nhiều bạn khi tiến hành bản kế hoạch kinh doanh thường cảm thấy bỡ ngỡ và không biết nên bắt đầu từ đâu. Đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ tiến hành thực hiện một bản kế hoạch hoàn hảo dựa vào các bước sau đây:

1.Nghiên cứu, nghiên cứu, nghiên cứu…

Việc đầu tiên chúng tôi khuyên bạn trước khi thực hiện một bảng kế hoạch là cần phải nghiên cứu thật kỹ về vấn đề mình đang đinh triển khai.

Nghiên cứu và phân tích thị trường, đối tượng, tài chính của của doanh nghiệp, nguồn lực nhân viên trong công ty…Bạn nên bỏ thời gian gấp đôi so với những ngày bình thường để có thể đánh giá và suy ngẫm về bản kế hoạch kinh doanh mà mình sắp thực hiện.

Bạn cần phải có trách nhiệm biết mọi thứ có thể về doanh nghiệp và thị trường mình đang tham gia, cùng với đó là một vài sự trợ giúp từ những nhà tư vấn.

2.Xác định mục đích khi lập bản kế hoạch kinh doanh

Một bảng kế hoạch kinh doanh theo định nghĩa “Kinh doanh” là một tài liệu văn bản mô tả về bản chất của doanh nghiệp, chiến lược bán hàng và tiếp thị trên một bảng tài chính có yếu tố lời và lỗ dự kiến. Tuy nhiên, các bạn có thể sử dụng kế hoạch kinh doanh cho nhiều mục đích khác nhau.

Ngoài ra, chúng có thể là một bản hoạch định giúp doanh nghiệp có thể định hướng được sự phát triển trong tương lai, hạn chế tối đa những tổn thất trong kinh doanh

Nếu như bạn muốn tạo bản kế hoạch nhằm mục đích kêu gọi các nhà đầu tư thì bạn cần phải nhắm rõ đến mục đích của người bạn muốn gọi vốn là gì. Chúng cần phải được lên một cách rõ ràng và súc tích

3.Tạo hồ sơ cho doanh nghiệp

Phần hồ sơ công ty cần phải có đầy đủ những thông tin như:

  • Lịch sử hình thành của công ty

  • Sản phẩm, dịch vụ công ty đang cung cấp

  • Thị trường mục tiêu và đối tượng sử dụng sản phẩm

  • Nguồn tài nguyên công ty đang có (nhân viên, nhà xưởng, máy móc, kho bãi…)

  • Định hướng phát triển của doanh nghiệp là gì?

Hồ sơ doanh nghiệp các bạn nên đặt ở phần giới thiệu về chúng tôi. Thông thường phần hồ sơ doanh nghiệp sẽ được tìm thấy trên website chính thức của doanh nghiệp đó nhằm cho khách hàng có thể nắm bắt tổng quát về doanh nghiệp.

Bạn cũng nên cho phần hồ sơ doanh nghiệp vào ngay vị trí đầu tiên trong bảng kế hoạch kinh doanh của mình.

4.Tổng hợp những tài liệu trên tất cả khía cạnh của doanh nghiệp

Đối với các nhà đầu tư thì họ luôn phải đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn sẽ giúp họ kiếm được những khoản lợi nhuận. Chính vì thế khi bạn cung cấp cho họ đầy đủ những thông tin mà họ mong muốn sẽ giúp tăng tỷ lệ được nhận đầu tư của bạn hơn.

Để đẩy giúp quá trình này diễn ra được thuận lợi nhất thì bạn hãy ghi đầy đủ các khoản chi phí, dòng tiên và dự đoán của ngành nghề mình đang tham gia. Đừng quên các chi tiết nhỏ nhặt như các chiến lược, giấy phép liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

5.Xây dựng bản kế hoạch tiếp thị chiến lược tại chỗ

Để có một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời thì bạn cần phải có một chiến lược tiếp thị tốt. Để có thể đánh giá tiêu chí này thì mục tiêu tiếp thị cần phải đáp ứng được những vấn đề:

  • Giới thiệu sản phẩm mới

  • Mở rộng hoặc lấy lại thị trường cho các sản phẩm hiện có

  • Bước vào lãnh thổ mới cho công ty

  • Tăng doanh số bán hàng trong một sản phẩm cụ thể, thị trường hoặc phạm vi giá. Doanh nghiệp này sẽ đến từ đâu? Hãy cụ thể.

  • Bán chéo (hoặc đóng gói) một sản phẩm với một sản phẩm khác

  • Giao kết hợp đồng dài hạn với khách hàng mong muốn

  • Tăng giá mà không cắt giảm số liệu bán hàng

  • Tinh chế một sản phẩm

  • Có chiến lược tiếp thị nội dung

  • Tăng cường sản xuất và giao sản phẩm đúng thời hạn

Bạn cần phải xác định được chính xác mục tiêu tiếp thị của mình là gì sau đó lên cho mình được một “chiến thuật” hợp lý.

6.Làm kế hoạch kinh doanh thích ứng với từng đối tượng

Những người đọc một bản kế hoạch kinh doanh sẽ là một nhóm các đối tượng khác nhau như: nhà quản lý, nhân viên nội bộ công ty, nhân viên ngân hàng, nhà đầu tư…Với mỗi nhóm người thì họ sẽ quan tâm đến những lợi ích khác nhau từ bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Chính vì thế, kế hoạch của bạn sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu bạn biết được sự quan tâm của từng đối tượng trước khi chuẩn bị kế hoạch.

7.Giải thích tại sao bạn thực hiện kế hoạch kinh doanh

Dù bạn đang tạo bản kế hoạch đối với bất kỳ đối tượng nào thì cũng cần thể hiện được sự tận tụy, quan tâm tới doanh nghiệp của mình ngay trong bản kế hoạch. Bạn có thể liệt kê một vài những sai lầm đã và đang gặp phải và hy vọng sẽ tìm được ra hướng giải quyết.

Việc giải thích tại sao bạn muốn xây dựng kế hoạch kinh doanh, đồng thời gửi gắm tâm huyết vào công việc bạn đang thực hiện sẽ giúp tạo ra được một kết nối cảm xúc với những người khách để họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn đi lên.

Related Post