Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017 – 2018

Tháng

Nội dung

cần bồi dưỡng

Mục tiêu bồi dưỡng

Thời gian (tiết)

 

 

 

Tháng 8

 

Nội dung 1

 

Các vấn đề lý luận cơ bản và những điểm mới trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư và Hội nghị Nghị quyết lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII. Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân theo tinh thần triển khai khai thực hiện Kết luận số 94 – KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017 về phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Tình hình quốc tế, trong nước và thành phố nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2017; tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng bộ huyện Củ Chi; nội dung về chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của ngành giáo dục – đào tạo.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đối với giáo dục mầm non chú trọng nội dung Thông tư 28/2016/TT – BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/TT – BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

30tiết/ CBQL- GV

 

Tháng 9 đền tháng 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung 2

* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên:

Triển khai các chuyên đề:

– Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm;

– Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ;

– Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ;

– Tổ chức giờ ăn cho trẻ.

 

30tiết/ CBQL- GV

 

Tháng 9 đền tháng 3

Nội dung 3

Nội dung dành cho CBQL

Xây dựng khẩu phần, thực đơn cho bữa ăn bán trú của trẻ em tại trường mầm non.

 

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:

  1. Có được kiến thức

    xây dựng khẩu phần, thực đơn cho bữa ăn bán trú của trẻ em tại trường mầm non.

  2. Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bán trú tại trường mầm non theo thông tư sửa đổi 28/2016/TT – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016.

  3. Biết khái niệm về: Khẩu phần, thực đơn, chế độ ăn.

  4. Biết các nguyên tắc chung và các bước xây dựng khẩu phần, thực đơn.

  5. Biết xây dựng khẩu phần, thực đơn hợp lý phù hợp với lứa tuổi.

  6. Biết lựa chọn thực phẩm theo mùa để xây dựng khẩu phần, thực đơn hợp lý phù hợp với từng địa phương.

  7. Có kỹ năng xây dựng khẩu phần, thực đơn hợp lý phù hợp với lứa tuổi.

60 tiết/ giáo viên

Đảm bảo an toàn – phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non.

 

Sau khi tìm hiểu học viên có thể:

  1. Biết những tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ lứa tuổi mầm non và nguyên nhân gâyra tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

  2. Có thái độ và biện pháp tích cực trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

  3. Có kỹ năng xử trí ban đầu một số tai nạn thương tích

 

Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các nhóm trẻ độc lập – tư thục.

 

  1. Hiểu được đặc điểm phát triển của trẻ dưới 36 tháng, tầm quan trọng và những yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng.

  2. Biết nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội về chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

  3. Nắm rõ thực trạng về chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhóm trẻ độc lập tư thục.

  4. Nhận diện được tình hình phát triển của nhóm trẻ độc lập tư thục ở địa phương và phân tích được những hạn chế, xác định đúng các nguyên nhân làm giảm chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm trẻ độc lập tư thục.

  5. Lựa chọn một số biện pháp phù hợp với địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm trẻ độc lập.

Tháng 9 đền tháng 3

Nội dung 3

Nội dung dành cho giáo viên

Đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng xử với trẻ em ở trường mầm non.

 

  1. Nắm được các vấn đề cơ bản về đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non.

  2. Giáo viên có hành vi đạo đức phù hợp trong giao tiếp ứng xử với trẻ mầm non.

  3. Có ý thức tự học tập bồi dưỡng để nâng cao đạo đức của con người giáo viên mầm non trong giao tiếp, ứng xử với trẻ mầm non.

60 tiết/ giáo viên

Đảm bảo an toàn – phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non.

 

Sau khi tìm hiểu học viên có thể:

  1. Biết những tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ lứa tuổi mầm non và nguyên nhân gâyra tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

  2. Có thái độ và biện pháp tích cực trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.

  3. Có kỹ năng xử trí ban đầu một số tai nạn thương tích

 

Giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trãi nghiệm ở trường mầm non.

 

  1. Trang bị cho giáo viên mầm non những kiến thức và kĩ năng tổ chức giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trải nghiệm.

  2. Nêu được khái niệm giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non; các loại hình nghệ thuật phù hợp với trẻ mẫu giáo.

  3. Nắm được vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo.

  4. Xác định được quy trình, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo theo mô hình giáo dục trải nghiệm của David Kolb.

  5. Kỹ năng tổ chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua trải nghiệm.

  6. Quan tâm, hứng thú và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục nghệ thuật qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo.

Giáo viên mầm non hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp.

 

  1. Hiểu được thế nào là giai đoạn chuyển tiếp của trẻ và giai đoạn chuyển tiếp là một quá trình.

  2. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp, đặc biệt là chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.

  3. Nhận diện được dấu hiệu: “trẻ sẵn sàng”; “gia đình sẵn sàng” và “nhà trường sẵn sàng” trong giai đoạn chuyển tiếp

  4. Biết cách tổ chức các hoạt động tuyên truyền và đưa ra những giải pháp phù hợp cho cha mẹ hỗ trợ trẻ hiệu quả trong giai đoạn chuyển tiếp.

  5. Tổ chức được các hoạt động gắn kết với môi trường mới để tạo cảm giác an toàn, thân thiện và hiệu quả, đặc biệt là đối với những trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp (quan tâm hơn đến trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp Một).

  6. Tôn trọng sự khác biệt của từng trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp.

  7. Tôn trọng những ý kiến khác biệt và kinh nghiệm của cha mẹ và làm cho họ hiểu rằng hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp là một quá trình hình thành kỹ năng cho trẻ, chứkhông phải là dạy trước chương trình.

Kỹ năng quan sát đánh giá trẻ mầm non.

 

  1. Nêu được một số kỹ năng quan sát và vận dụng để đánh giá sự tham gia và mức độ thoải mái của trẻ trong hoạt động.

  2. Nêu các dấu hiệu về cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong hoạt động.

  3. Trình bày được cách đánh giá cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong hoạt động.

  4. Xácđịnh được các rào cản chính đối với việc học tập và tham gia của trẻ.

  5. Phân tích các hành động thay đổi nhằm nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ.

  6. Nhận diện được những dấu hiệu của cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong hoạt động.

  7. Quan sát và ghi nhận mức độ cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong thực tiễn hoạt động.

  8. Thay đổi môi trường giáo dục nhằm nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong các hoạt động giáo dục.

  9. Luôn có ý thức quan sát và nhận ra những dấu hiệu của cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong hoạt động ;

  10. Tích cực vận dụng những kết quả quan sát để thay đổi môi trường giáo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ ở trường/ lớp mầm non.

Kỹ năng phối hợp của giáo viên mầm non với cha mẹ của trẻ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

 

  1. Hiểu được khái niệm giáo dục hòa nhập, đặc điểm và các yếu tố của môi trường giáo dục hòa nhập ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ;

  2. Hiểu được vai trò của sự phối hợp giữa giáo viên mầm non và cha mẹ của trẻ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật;

  3. Xác định đượ các kỹ năng chính của giáo viên mầm non để phối hợp tốt với cha mẹ của trẻ trong môi trường hòa nhập.

  4. Giao tiếp hiệu quả và chia sẻ thông tin một cách khoa học, khách quan với cha mẹ của trẻ về trẻ khuyết tật trong lớp học.

  5. Tôn trọng sự đa dạng của gia đình trẻ em;

  6. Có hành vi ứng xử phù hợp với gia đình trẻ trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập.