Kế hoạch bán hàng là gì? 7 bước lập kế hoạch bán hàng chi tiết và hiệu quả

Tạo ra 1 chiến lược kế hoạch bán hàng cụ thể sẽ mang lại cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có sự tăng trưởng mạnh mẽ về các loại hình sản phẩm kinh doanh. Vậy làm sao để lập kế hoạch bán hàng hiệu quả? Cùng ACCESSTRADE tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kế hoạch bán hàng là gì?

Kế hoạch bán hàng là việc các tổ chức, đơn vị kinh doanh đề ra các phương án để xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mang lại hiệu quả thực tế khi triển khai. 

Để tạo ra 1 bảng kế hoạch hoàn hảo, bạn cần nắm rõ tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp và đề ra phương hướng phù hợp khi triển khai. Đây sẽ là chìa khóa chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và tăng cường lợi nhuận theo định kỳ.

Về chiến lược kế hoạch bán hàng bạn cần nêu rõ tình trạng, điểm hạn chế, mục tiêu, mức độ kiểm soát, người chịu trách nhiệm cũng như các đơn vị hợp tác.

Kế hoạch bán hàng là gì?Kế hoạch bán hàng là gì?

7 bước lập kế hoạch bán hàng chi tiết và hiệu quả

Xác định mục tiêu bán hàng

Trong 7 bước lập kế hoạch bán hàng hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần đề cập đến việc xác định mục tiêu bán hàng. Về mục tiêu chúng ta nên triển khai chi tiết và cụ thể, điều này sẽ giúp đơn vị dễ kiểm soát và tăng cường hiệu quả trong việc kinh doanh được tốt hơn.

Việc xác định mục tiêu, doanh nghiệp có thể dựa trên quy tắc SMART sau:

  • S – Specific: Cụ thể, rõ ràng

  • M – Measurable: Đo đếm được

  • A – Achievable: Khả năng đạt được mục tiêu trong khả năng

  • R – Realistic: Thực tế

  • T – Time bound: Thời hạn đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Xác định khách hàng mục tiêu, chân dung khách hàng

Sau khi thu thập dữ liệu, doanh nghiệp tiến hành xác định khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến như: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí địa lý, sở thích, hành vi mua sắm,vv…

Và xây dựng chân dung khách hàng 1 cách tổng thể, chúng ta có thể chia nhỏ nhóm đối tượng khách hàng theo danh mục:

  • Khách hàng thân thiết

  • Khách hàng tiềm năng

  • Khách hàng cần hỗ trợ, tư vấn

  • Khách hàng không phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông qua việc phân loại, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược marketing phù hợp nhắm đúng vào đối tượng khách hàng tiềm năng.

Khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường cũng là 1 khâu quan trọng trong chiến lược phát triển bán hàng. Ngoài việc tìm kiếm đối tượng khách hàng phù hợp, doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu và liên hệ với nhiều đối tác khác để trao đổi về nguồn vốn đầu tư, các đơn vị đối thủ đang kinh doanh trên thị trường.

Đào tạo truyền thông nội bộ về sản phẩm công ty

Đào tạo các kỹ năng, triển khai chiến lược phát triển kinh doanh cho các nhân viên tại doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên nắm rõ thông tin và hiểu được sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Từ đó có thể phục vụ, tư vấn khách hàng tốt và hiệu quả nhất trong công việc.

Hoạch định chiến lược bán hàng

Tại bước này, doanh nghiệp sẽ đưa ra chi tiết về quy trình trong chiến lược kế hoạch bán hàng. Nội dung phải bao gồm đầy đủ thông tin về thời gian, các đầu mục cần trển khai, thiết bị, nhân sự,vv…

Ưu tiên những nội dung công việc nên làm đầu, đúng deadline theo từng công việc. Đề xuất hướng giải quyết khi có những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược bán hàng.

7 bước lập kế hoạch bán hàng chi tiết và hiệu quả7 bước lập kế hoạch bán hàng chi tiết và hiệu quả

Lập kế hoạch dự phòng

Đưa ra những kế hoạch dự phòng giúp doanh nghiệp xử lý nhanh và chuyên nghiệp hơn khi gặp những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong kế hoạch phát triển. Điều này vừa giúp doanh nghiệp xử lý nhanh vấn đề tránh mất thời gian vừa hạn chế làm cho công việc trong kế hoạch chậm tiến độ.

Dự toán ngân sách chi tiết

Ngân sách là 1 phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh doanh bán hàng. Doanh nghiệp cần tính toán chi tiết và đưa ra dự đoán nguồn ngân sách cần sử dụng đến khi chạy dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên chi ra khoảng 5 đến 10% so với nguồn ngân sách dự định để xử lý nếu có các trường hợp phát sinh.

Một số vấn đề thường gặp khi lập kế hoạch bán hàng

Không xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng

Không nắm rõ được nhu cầu, mong muốn của khách hàng là 1 trong các vấn đề thường gặp khi các doanh nghiệp lập kế hoạch bán hàng. Để khắc phục điều này, ngoài việc khảo sát thị trường thực tế, doanh nghiệp cũng có thể khảo sát xu thế thị trường, nhu cầu khách hàng cần là gì qua các cuộc khảo sát online, gọi điện,vv…

Khi đã nắm được thông tin dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ phân tích kết hợp với việc lập kế hoạch để tạo ra 1 chiến lược bán hàng hoàn chỉnh.

Không xác định được các thử thách mà doanh nghiệp phải đối mặt

Khi tạo ra 1 bảng kế hoạch bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp đôi khi lại không xác định được các vấn đề, thử thách có thể đối mặt khi tiến hành thực hiện. 

Để việc phát triển kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp nên tìm hiểu và đưa ra những điểm hạn chế, các vấn đề có thể xảy ra ngoài dự tính trong chiến dịch bán hàng để từ đó có thể dự trù và đưa ra sẵn các phương án giải quyết vấn đề hợp lý, nhanh chóng và thông minh.

Không nhận được phản hồi, đánh giá từ những người liên quan để xây dựng chiến lược hiệu quả

Tham khảo ý kiến, đánh giá của những người có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực kinh doanh, bán hàng và 1 trong những yếu tố quan trọng. Giúp cải thiện và đóng góp cho việc tạo ra 1 bảng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này và dẫn đến nhiều hạn chế trong việc xây dựng chiến lược phát triển bán hàng của mình.

Mục tiêu xác định là các mục tiêu ảo, không phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp

Không đề cập được mục tiêu cụ thể nhắm đúng vào thực trạng, tình hình của doanh nghiệp hiện tại khiến việc tạo ra kế hoạch bán hàng và triển khai chưa được hiệu quả. Khi lập kế hoạch doanh nghiệp nên cân đối và đề ra những mục tiêu tương đối mà đơn vị có khả năng thực hiện được khi tiến hành triển khai. Từ đó tạo nên các mục tiêu cao hơn và đề ra phương án có thể thực hiện được chúng. 

Mẫu kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh

Một mẫu kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần thể hiện rõ các nội dung cơ bản muốn truyền tải đến người xem.

Xây dựng kế hoạch bán hàng chi tiết, thông minhXây dựng kế hoạch bán hàng chi tiết, thông minh

Mẫu kế hoạch bán hàng của ngành hàng thời trang

Mẫu kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp với ngành hàng thời trangMẫu kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp với ngành hàng thời trang

Ngành hàng thời gian sẽ có nhiều hình thức bán hàng khác nhau như bán online, tại cửa hàng, bán qua các kênh social.

Về lập kế hoạch bán hàng với  ngành nghề này sẽ luôn bao gồm các yếu tố: Sản phẩm, dịch vụ, hạng mục, mô tả sản phẩm, ngân sách, chiến lược phát triển,vv…

Kế hoạch bán hàng của ngành hàng thực phẩm, kinh doanh ăn uống

Kế hoạch bán hàng của ngành hàng thực phẩm, kinh doanh ăn uốngKế hoạch bán hàng của ngành hàng thực phẩm, kinh doanh ăn uống

Kế hoạch bán hàng của ngành hàng thực phẩm, kinh doanh ăn uống

Với mỗi đơn vị sẽ có các kế hoạch bán hàng, kinh doanh khác nhau. Nhưng với 1 bảng kế hoạch bán hàng hiệu quả, đơn vị nên đáp ứng đủ các yêu cầu như:

  • Nêu rõ mục tiêu cần phải đạt trong khoảng thời gian cụ thể

  • Đề xuất các hoạt động, chương trình marketing để có thể đạt được mục tiêu

  • Dự tính nguồn ngân sách cần sử dụng

  • Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trong đội ngũ, nhóm bán hàng

  • Phân công rõ rừng nhiệm vụ của các cá nhân trong 1 nhóm bán hàng.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể nắm được các bước cơ bản để tạo ra 1 bảng kế hoạch bán hàng hoàn chỉnh mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Nếu bạn đang phân vân, chưa biết làm thế nào để cải thiện việc kinh doanh, bán hàng thì hãy tham khảo bài viết trên và tạo ra 1 bảng kế hoạch thật chỉnh chu nhé. Chúc các bạn thành công!