Kế hoạch 162/KH-UBND 2023 kiểm tra công tác cải cách hành chính Bình Thuận
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH THUẬN
Thực hiện Kế hoạch số
4344/KH-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban
hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2023 tỉnh Bình Thuận; Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính (gọi tắt
là CCHC) năm 2023 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thực hiện công tác kiểm tra
CCHC nhằm đánh giá những kết quả đạt được, phát hiện những cách làm hay, sáng tạo
để có giải pháp nhân rộng trong tỉnh; kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế,
những khó khăn, vướng mắc hoặc vi phạm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
CCHC tại các sở, ngành, địa phương để có hướng khắc phục, tháo gỡ; ghi nhận những
đề xuất, kiến nghị của các sở, ngành, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
thống nhất trong tỉnh.
b) Đánh giá khách quan, toàn diện
tình hình triển khai kế hoạch CCHC năm 2023, kết quả thực hiện công tác CCHC
trên các lĩnh vực quản lý của các sở, ngành, địa phương; việc triển khai thực
hiện các nhiệm vụ được giao: Công tác chỉ đạo, điều hành; Cải cách thể chế; Cải
cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách
chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chính quyền điện
tử, Chính quyền số. Từ đó có biện pháp chỉ đạo sát hơn trong việc thực hiện nhiệm
vụ CCHC trong thời gian tiếp theo, góp phần nâng điểm số và thứ hạng các chỉ số
đánh giá.
c) Nâng cao tinh thần trách nhiệm,
tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công tác cải CCHC.
d) Thu thập thông tin phục vụ
cho việc đánh giá, xác định Chỉ số CCHC năm, Chỉ số chuyển đổi số (DTI), Chỉ số
đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông tại các cơ quan, địa phương.
2. Yêu cầu
a) Việc kiểm tra bảo đảm tính
chính xác, khách quan, không gây trở ngại đến các hoạt động của đơn vị được kiểm
tra;
b) Có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các sở, ban, ngành và địa phương để đảm bảo việc kiểm tra mang tính toàn diện,
đồng thời bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; tránh trùng lắp, chồng chéo trong
hoạt động kiểm tra;
c) Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm
tra CCHC với việc kiểm tra tình hình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
được UBND tỉnh giao trên lĩnh vực CCHC;
d) Những tồn tại, hạn chế về
CCHC được chỉ ra qua công tác kiểm tra phải được các cơ quan, đơn vị có hành động
khắc phục một cách nghiêm túc và có báo cáo kết quả khắc phục. Trong trường hợp
cần thiết có thể thực hiện việc phúc tra đối với các cơ quan, đơn vị.
II. NỘI DUNG
TRỌNG TÂM KIỂM TRA
Kiểm tra việc triển khai và kết
quả thực hiện nhiệm vụ công tác CCHC, kế hoạch tập trung vào những nhiệm vụ
theo những nội dung sau:
1. Công tác chỉ đạo, điều
hành CCHC
Việc xây dựng kế hoạch, triển
khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC theo Kế hoạch CCHC năm 2023 và khắc phục những
tồn tại, hạn chế chỉ số CCHC năm 2022; việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để
cải thiện điểm số và thứ hạng Chỉ số PAR Index và Chỉ số PAPI, Chỉ số SIPAS thuộc
trách nhiệm của sở, ngành, địa phương; công tác báo cáo CCHC định kỳ và đột xuất.
Việc quán triệt các văn bản chỉ đạo về CCHC đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức; công tác tuyên truyền CCHC. Sự đổi mới, sáng tạo trong triển khai thực hiện
các nhiệm vụ CCHC.
2. Xây dựng và tổ chức thực
hiện văn bản quy phạm pháp luật
Công tác xây dựng và tổ chức thực
hiện văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật.
3. Cải cách thủ tục hành
chính và hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (gọi tắt là TTHC)
Việc xây dựng và tổ chức thực
hiện các Kế hoạch về kiểm soát TTHC năm 2023. Việc công bố, công khai TTHC; kết
quả giải quyết hồ sơ TTHC. Việc khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hẹn, chậm xử lý,
cập nhật kết quả giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; thực hiện
việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ
TTHC. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với
TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số
1860/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh. Việc thực hiện Đề án nâng cấp Bộ phận
một cửa cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại và thực hiện Bộ nhận diện thương
hiệu của Bộ phận một cửa các cấp. Kết quả triển khai thực hiện các dịch vụ công
trực tuyến toàn trình và một phần.
4. Cải cách tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước
Việc xây dựng và tổ chức thực
hiện phương án thực hiện phương án sắp xếp, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự
nghiệp công lập giai đoạn 2022 – 2025. Việc thực hiện Kế hoạch số lượng người
làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập
tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách
nhà nước bảo đảm chi thường xuyên giai đoạn 2022 – 2026.
5. Cải cách chế độ công vụ
Việc rà soát, bố trí công chức,
viên chức theo Đề án vị trí việc làm, khung năng lực đã được phê duyệt. Việc
xây dựng vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức hành chính theo quy định tại Nghị
định số 62/2020/NĐ-CP ; xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức
danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số
106/2020/NĐ-CP. Việc tuyển dụng công chức cấp xã, tuyển dụng viên chức. Việc bổ
nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định. Xây dựng và thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị, địa phương; bố trí
cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo đúng quy định. Việc
chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động công vụ của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức.
6. Cải cách tài chính công
Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công
lập trực thuộc đơn vị, địa phương. Việc rà soát xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ,
quy chế quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp công lập trực thuộc đơn vị, địa phương. Việc thực hiện các kiến
nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách.
7. Xây dựng và phát triển
Chính quyền điện tử, Chính quyền số
Tình hình, kết quả ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước; việc triển khai phần mềm
quản lý văn bản và điều hành; ứng dụng phần mềm Hệ thống thông tin giải quyết
TTHC; hộp thư điện tử, chữ ký số. Việc khắc phục những hạn chế qua kết quả đánh
giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin năm 2022 của đơn vị. Việc cập nhật
công khai thông tin CCHC, xây dựng quy chế và thực hiện tiếp nhận trả lời thắc
mắc của người dân trên chuyên mục “Hỏi – Đáp”, công khai TTHC trên trang thông
tin điện tử của đơn vị, địa phương.
III. PHƯƠNG
PHÁP KIỂM TRA
1. Tùy tình hình thực tế, làm
việc trực tiếp hoặc kiểm tra trực tuyến với các cơ quan, đơn vị, địa phương về
các nội dung có liên quan được kiểm tra.
2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu có
liên quan về kết quả thực hiện của đơn vị, địa phương.
3. Trao đổi, thảo luận những vấn
đề qua kiểm tra.
4. Thông báo kết luận kiểm tra.
IV. ĐOÀN KIỂM
TRA, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. UBND tỉnh giao Sở Nội vụ (cơ
quan chủ trì) thành lập Đoàn kiểm tra công tác CCHC tại các cơ quan, địa phương
trên địa bàn tỉnh; thành phần Đoàn kiểm tra gồm đại diện Sở Nội vụ, Sở Thông
tin và Truyền thông và Văn phòng UBND tỉnh và Sở, ngành có liên quan theo đề
nghị của Sở Nội vụ. Đoàn kiểm tra do lãnh đạo Sở Nội vụ làm Trưởng đoàn.
2. Thời gian Đoàn tiến hành kiểm
tra tại các cơ quan, địa phương: ban hành tại Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.
3. Ngoài việc kiểm tra tại các
cơ quan, địa phương theo Kế hoạch này, yêu cầu các cơ quan được giao phối hợp
tham gia đoàn kiểm tra tại Kế hoạch, căn cứ nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm
tra của ngành để xây dựng Kế hoạch kiểm tra nhưng không được trùng lắp với nội
dung và đơn vị đã được kiểm tra theo Kế hoạch này.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ, cơ quan chủ
trì kiểm tra
a) Chỉ đạo tổ chức kiểm tra
theo đúng nội dung Kế hoạch đã đề ra. Phối hợp với các cơ quan, địa phương có
liên quan để thống nhất lịch trình, đơn vị được kiểm tra và thời gian cụ thể
trước khi tiến hành kiểm tra.
b) Trước khi tiến hành kiểm
tra:
– Thành lập Đoàn kiểm tra
(trong đó đại diện lãnh đạo của cơ quan làm Trưởng Đoàn và cử công chức chuyên
môn của đơn vị làm Thư ký); các Sở, ngành có liên quan cử Thành viên tham gia
Đoàn kiểm tra.
– Có văn bản đề nghị các cơ
quan, địa phương được kiểm tra xây dựng và gửi báo cáo theo Đề cương kèm theo Kế
hoạch (Phụ lục II); ngoài ra, tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi đơn vị được kiểm
tra, cơ quan chủ trì kiểm tra yêu cầu các cơ quan, địa phương được kiểm tra báo
cáo, bổ sung thông tin, nội dung trọng tâm tập trung kiểm tra được phân công tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Kế hoạch này.
– Chuẩn bị các điều kiện phương
tiện đi lại để phục vụ cho công tác kiểm tra của Đoàn kiểm tra.
c) Ban hành Thông báo kết luận
kiểm tra sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra gửi đơn vị, địa
phương được kiểm tra; đồng thời gửi các đơn vị tham gia kiểm tra biết, theo
dõi.
d) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị,
địa phương triển khai và báo cáo kết quả khắc phục các hạn chế, kiến nghị sau
kiểm tra để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo.
2. Các cơ quan tham gia Đoàn
kiểm tra
Sở Thông tin và Truyền thông,
Văn phòng UBND tỉnh và Sở, ngành có liên quan (theo đề nghị của Sở Nội vụ) cử
công chức tham gia Đoàn kiểm tra phải có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn theo
lĩnh vực mà cơ quan mình được phân công theo dõi trong công tác CCHC (thành
viên được cử tham gia phải có năng lực đề xuất, kiến nghị giải quyết những vướng
mắc, khó khăn, những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm tại các cơ quan, đơn vị, địa
phương được kiểm tra).
3. Các cơ quan, đơn vị được
kiểm tra
a) Rà soát các nội dung theo Kế
hoạch và Đề cương kiểm tra (Phụ lục II đính kèm), trong đó lưu ý phải có mục
tiêu, chỉ tiêu định lượng so sánh để đánh giá từng nội dung, từng chỉ số thành
phần. Có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho bộ phận, cá nhân để theo dõi
triển khai và đánh giá, xác định trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ có
liên quan, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện (có thống kê báo cáo số liệu
cụ thể trên từng lĩnh vực) để phục vụ cho công tác kiểm tra. Kế hoạch gửi về
Sở Nội vụ trước ngày 28/02/2023 để theo dõi, tổng hợp.
b) Chuẩn bị xây dựng báo cáo
theo nội dung Đề cương được kiểm tra và nội dung bổ sung theo yêu cầu của Đoàn
kiểm tra (nếu có) để phục vụ công tác kiểm tra. Cử cán bộ, công chức có liên
quan làm việc với Đoàn kiểm tra. Phối hợp với Đoàn kiểm tra thực hiện tốt kế hoạch
đề ra.
VI. KINH PHÍ
Kinh phí phục vụ cho công tác
kiểm tra sử dụng trong dự toán giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo
phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo chính sách, chế độ quy định.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra
công tác cải cách hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, yêu cầu các
cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
PHỤ LỤC I
THỜI GIAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Kèm theo Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2023 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
TT
Đơn vị được kiểm tra
Thời gian kiểm tra
1
UBND huyện Hàm Thuận Bắc
Tháng 6/2023
2
UBND huyện Hàm Tân
Tháng 6/2023
3
UBND huyện Tuy Phong
Tháng 6/2023
4
UBND huyện Hàm Thuận Nam
Tháng 7/2023
5
UBND huyện Đức Linh
Tháng 7/2023
6
UBND huyện Bắc Bình
Tháng 7/2023
7
UBND huyện Tánh Linh
Tháng 8/2023
8
UBND thành phố Phan Thiết
Tháng 8/2023
9
UBND huyện Phú Quý
Tháng 8/2023
10
UBND thị xã La Gi
Tháng 6/2023
11
Sở Y tế
Tháng 9/2023
12
Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội
Tháng 9/2023