KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG – phân bón ngựa vàng

Gừng được dùng tươi như một loại gia vị và chế biến thành nhiều sản phẩm như mứt, kẹo, rượu, thuốc,.. Ở nước ta, cây gừng (Zingiber officinale) được trồng phổ biến trong các hộ gia đình với quy mô nhỏ, sản lượng chưa nhiều và chủ yếu để tiêu thụ tại chỗ hoặc thị trường nội địa.

 

  1. Thời vụ trồng gừng

 

Gừng trồng từ đầu xuân (tháng 1-2) đến cuối vụ xuân (tháng 4-5). Cuối năm khoảng từ tháng 10-11-12 hàng năm ta có thể thu hoạch gừng. Thời gian sinh trưởng của gừng từ 8-10 tháng tùy từng giống.

 

Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4 -5 hàng năm),  trong khi ở miền Bắc là vào mùa Xuân (có mưa phùn và ẩm độ không khí khá cao).

Hình ảnh: minh họa

  1. Đất trồng gừng

 

Cây gừng có thể sống ở đất ẩm, đất xấu, bóng râm của vườn, khi trồng thành ruộng, theo luống phải phủ ở giai đoạn đầu, khi cao sẽ không phải phủ luống chỉ tủ gốc. Nên trồng trên đất có khả năng thoát nước, gừng có thể trồng được ở nhiều đất, song cho năng suất khác nhau tùy thuộc tính chất của đất.

 

Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót phân, chế phẩm sinh học,.. rồi lên luống cao 10 -20 cm, mặt luống rộng 40 -50 cm (trồng 2 hàng/luống), sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước. Gừng là loài ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen canh với các loại cây như dưa leo, dưa chuột…Tuy nhiên, dưới tán che 70 -80% thì cây chỉ cho năng suất bằng ½ so với nơi nắng trảng (trên cùng 1 loại đất).

 

  1. Ươm hom giống gừng

 

Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An).

 

Chuẩn bị giống: gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của nhánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (nhánh) dài 2,5 -5 cm, trên mỗi nhánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ). Sau đó, tiến hành trồng ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm; hoặc có thể ủ giống cho lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về sau.

 

Dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3-4 mắt,cắt nhẵn,chấm tro bếp ngay để hãm nhựa. Sau cắt hom 4-6 tiếng: ta xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng (hom già mọc chậm hơn hom bánh tẻ).

Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Đặt giống (đã chuẩn bị trước) sâu 5 -7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang (có nhiều mắt mầm/chồi), lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.

Hình ảnh: minh họa

 

  1. Phân bón cho gừng

– Bón lót:  Phân hữu cơ là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất, dùng tro trấu mục, rơm mục: 2 tấn trộn với 200 kg Phân hữu cơ Rainbow bón cho 1.000 m2.

– Bón thúc: sau khi trồng từ 20-30 ngày, bón 250-300 kg NPK Ngựa Vàng 16-8-16 SM/ha, sau đó bón thúc vào các thời điểm  90 -100 ngày  và 150 -160 ngày với lượng phân khỏang 250 kg Ngựa Vàng 16-8-16 SM/lần/ha.

Cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây theo nguyên tắc chung: gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước.Tưới nước: tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn, tránh tình trạng tưới nước bằng máy ngập cả liếp rồi vài ngày sau đó mới tưới trở lại làm cho lèn đất gừng sẽ không nẩy mầm. Nếu có trời mưa thì không cần tưới thêm, nhưng trới nắng lại thì phải tưới nước. Tiến hành làm cỏ dại bằng tay vào giai đọan 25-30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây.

 

Chú ý: cần bảo quản tốt diện tích canh tác, không để các con vật cắn phá, dẫm đạp lên cây. Không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của gừng.

 

  1. Thu hoạch gừng

 

Tùy vào mục đích sử dụng, có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng.

Cẩn thận dùng cuốc rộng từ 20-25cm quanh gốc để thu hoạch gừng để tránh làm xây xát củ (làm giảm giá trị thương phẩm và khó bảo quản); sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, rũ sạch đất, chất thành khóm và tiến hành cắt lấy củ. Khi thu hoạch tránh làm gãy, cần giữ nguyên cả khóm củ gừng, rửa sạch sẽ, chặt cây chừa lại 2 cm.

 

Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (tương tự như bảo quản các loại cây thân củ và rễ củ khác). Các củ giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 -2 cm. Trong qúa trình tồn trữ và bảo quản, có thể sử dụng một số hoá chất đặc hiệu để phòng ngừa côn trùng cắn phá.  Tiến hành thu hoạch khi củ gừng chưa có xơ, tuy nhiên cũng không quá non vì thu khi chế biến củ bị nhăn nhúm giảm chất lượng. Nếu chăm sóc tốt, bón phân, tưới nước đầy đủ thì thu hoạch vào 110-120 ngày tuổi. Tiêu chuẩn củ thương phẩm:

– Loại 1: Trọng lượng củ trên 200g, đường kính chỗ to nhất trên 4cm, không có xơ.

– Loại 2: Trọng lượng củ dưới 200 g, không xơ, hoặc đường kính củ chỗ to nhất nhỏ hơn 4 cm.

 

Kỹ sư: Nguyễn Quang Đại – Công ty CP Sinh học Thế Kỷ.