KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TÁO ĐỎ TẠI NHÀ
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY TÁO ĐỎ TẠI NHÀ
Những điều cần biết trước khi trồng.
Cây táo là một cây trồng dễ trồng, ít sâu bệnh và nếu áp dụng đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất rất cao.
Cây táo đỏ có thể trồng trực tiếp từ cây con, cây con này được mua từ các vườn ươm uy tín như công ty hạnh phú hòa. Có hai loại cây có thể dùng làm cây giống đó là những cây còn nhỏ hoặc những cây to khoảng 3-5 năm tuổi. Tuy nhiên ở Việt Nam chủ yếu là cây giống nhỏ.
Cách trồng táo đỏ thứ hai là trồng bằng hạt. dù hạt cây là sản phẩm của sinh sản hữu tính do đó cây con mọc ra sẽ có đặc tính không giống hoàn toàn cây mẹ nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trồng thử bằng hạt, sự sai khác về chất lượng so với cây mẹ thường không nhiều. Cách để hạt táo làm giống bằng cách giữ lại hạt táo sau khi ăn sau đó phơi khô.
Cách ươm hạt táo đỏ
Hạt giống được chọn là hạt giống có kích thước to, tròn, không bị sâu hoặc dị dạng. Ngoài ra các bạn cũng có thể mua giống hạt táo đỏ có bán sẵn tại nhiều nơi hoặc tham khảo tại công ty Hạnh Phú Hòa.
Tiến hành:
– Ngâm hạt: Cho hạt táo vào trong nước sạch, nhiệt độ từ 25-40 độ C, lượng nước ngâm khoảng 30=50ml 1 hạt. Ngâm khoảng 12 tiếng cho tới khi hạt táo đã căng, mọng tức là đã hút đủ nước.
– Ủ hạt: Cho hạt đã ngâm xong vào trong khăn ẩm, dóc nước và bọc kín lại. Mỗi ngày mở hạt ra tưới nước lên hạt 2 lần một vào buổi sáng và một lần vào buổi tối để tẩy hạt sau đó lại đậy lại như cũ.
– Gieo hạt: Sau vài ngày kiểm tra thấy hạt đã nảy mầm thì tiến hành gieo hạt. Cho đất sạch đã xử lý vào trong khay ươm hạt. Đặt từng hạt đã này mầm vào các lỗ trên khay ươm hạt sao cho mỗi hạt là một lỗ. Cuối cùng là rải một lớp đất mỏng nữa lên để lấp đi hạt vừa gieo.
Tưới nước sau khi lấp đất. Nếu đất đủ ẩm thì không cần tưới ngay.
– Để khay dưới tán cây, mát mẻ, xịt chế phẩm vi sinh đối kháng để phòng côn trùng tới cắn mầm cây mọc lên.
– Sau khoảng 10-15 ngày cây con sẽ mọc lên và được dùng làm cây giống.
-> Tham khảo:
Khay ươm hạt 104 lỗ
Đất sạch ươm hạt
Vi sinh xịt cho mầm cây hoặc trừ nấm khuẩn gây bệnh cho cây
Các yếu tố cần chuẩn bị trước khi trồng cây táo trong vườn nhà
1. Chọn không gian. Cây táo cần có ánh nắng đầy đủ, không gian thoáng, đất mùn và độ pH của đất trung tính. Chúng ta có thể sử dụng đất sạch đã qua xử lý để tiện chăm sóc. Đất phải thoáng khí, khô ráo thoát nước không được ngập úng.
2. Chuẩn bị mặt bằng. Chúng ta có thể trồng cây trong chậu lớn hoặc trồng ngoài vườn nhà. Nhưng vì cây táo là cây cổ thụ, lâu năm kích thước lớn nên tốt nhất là trồng ngoài vườn nhà không thích hợp trồng trong chậu.
3. Cây giống. Cây giống có thể dùng cây tự ươm từ hạt hoặc mua cây giống bán sẵn tại vườn ươm.
4. Khoảng cách. Cây táo nên trồng khoảng cách cách nhau 5m đối với cây trồng hạt hoặc 3m đối với cây gốc ghép.
Tiến hành trồng cây
Chuẩn bị:
– Đất sạch.
– Phân gà nhật bản.
– Chế phẩm kích rễ humic.
– Chế phầm trừ sâu bệnh sinh học.
– Dụng cụ làm vườn, trồng cây.
Tiến hành:
– Đào hố trồng cây có kích thước gấp đôi chiều dài và chiều rộng của bầu cây. Nếu bầu cây khô thì cần ngâm nước trước khi trồng.
– Trộn một ít phân gà nhật bản đã xử lý với đất sạch và cho xuống đáy hố, khoảng 1/5 chiều cao hố trồng cây.
– Bóc bầu cây và cho bầu cây vào trong hố. Dùng đất sạch lấp đều xung quanh bầu cây tới khoảng gần đầy miệng hố.
– Cho một ít phân gà Nhật Bản đã xử lý lên mặt lớp đất sạch vừa lấp.
– Lấp phần đất của hố ban đầu đào lên lên trên mặt của hố, Lấp đầy sao cho phần đất quanh gốc cây cao hơn phần đất xung quanh khoảng 5cm.
– Nếu đất khô thì tiến hành tưới nước cho cây, chú ý tưới đủ ẩm.
– Xịt chế phẩm vi sinh đối kháng trừ sâu và bệnh cho cây để bảo vệ cây. Xịt nhắc lại sau 15 ngày.
– Sau 2 ngày tưới chế phẩm humic ra rễ cho cây, Tưới nhắc lại thêm 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.
-> Tham khảo
Đất sạch ươm hạt
Vi sinh xịt cho mầm cây hoặc trừ nấm khuẩn gây bệnh cho cây
Phân gà Nhật Bản
6 mẹo để trồng cây táo tại nhà
Mặc dù cây táo không nhất thiết phải chăm sóc thường xuyên, nhưng chúng vẫn phát triển tốt hơn nếu như chúng ta chăm sóc cây thường xuyên và đầy đủ.
1. Nước. Tưới nước thường xuyên, nhưng không quá nhiều, không để úng nước nước. Nếu tưới nhiều thì có thể dẫn đến thối rễ.
2. Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây ngay từ những năm đầu tiên. Tạo tán sao cho tán tròn đều, thông thoáng từ dưới lên trên, loại bỏ các cành sâu, cành không năng suất, cành đâm vào trong thân hay cành hướng xuống dưới đất. Không cần phải cắt tỉa quá mức trong mùa sinh trưởng, nhưng hãy loại bỏ bất kỳ cành chết hoặc gãy nào trên cây. Việc cắt tỉa thường xuyên hàng năm giúp không khí lưu thông tốt, có thể hạn chế bệnh tật và giúp lá khô nhanh hơn sau một trận mưa.
3. Trồng từ hai cây trở lên. Do cây táo là cây thụ phấn chéo (ngoại trừ nhiều giống tự thụ phấn như Honeycrisp, Gala và Cortland) giữa các cây trồng khác nhau nở hoa theo cùng một thời điểm sẽ giúp thụ phấn tốt hơn.
4. Lớp phủ bề mặt. Phù một lớp rong rêu lên bề mặt đất có thể giúp duy trì độ ẩm và nhiệt độ của đất, nhưng hãy nhớ loại bỏ lớp phủ này vào mùa thu sau khi thu hoạch để ngăn chuột làm tổ trong đó qua mùa đông và phá hoại vỏ, gốc cây.
5. Kiểm soát dịch hại. Mặc dù có các giống kháng bệnh và sâu hại, nhưng cây táo vẫn dễ bị tổn thương bởi một số mối đe dọa: bệnh cháy lá, sâu non, sâu tơ, và các bệnh nấm như bệnh vảy nến. Cần chú ý xịt chế phẩm vi sinh bảo vệ cây trồng thường xuyên để phòng bệnh tránh thiệt hại khi bệnh bùng phát.
6. Bón phân thường xuyên và cân đối cho cây. Bón Phân gà hữu cơ thường xuyên cho cây với lượng bón tăng dần theo kích thước của cây. Đồng thời tưới chế phẩm humic định kỳ 40 ngày 1 lần. Vào thời kỳ ra hoa cần sử dụng thêm kali hoặc siêu kali tưới cho cây. Định kỳ bón phân cho cây là 60 ngày một lần hoặc thấy cây có biểu hiện cằn cỗi kém phát triển.
-> Tham khảo:
Kali phun cho cây:
Quản lý sâu bệnh hại cây táo
Táo rất dễ bị côn trùng và dịch bệnh – bao gồm Ruồi vàng, bệnh xoăn đuôi lá giống ở mận, sâu xanh hại quả và sâu xanh da láng. Nếu cây trồng đại trà thì phun thuốc hóa học là điều không tránh khỏi tuy nhiên trồng tại nhà nên sẽ đòi hỏi một chế phẩm trừ sâu và bệnh an toàn với con người, không phải cách ly và chấp nhận phun phòng bệnh để tránh sâu bệnh hại phát sinh phát triển.
Một ý tưởng để tránh dùng thuốc trừ sâu là chọn các giống kháng bệnh như ‘Prima’, ‘Priscilla’, ‘Liberty’ và ‘Freedom’. Các giống này không yêu cầu phun thuốc đối với bệnh vảy táo, bệnh gỉ sắt tuyết tùng và các bệnh thông thường khác.
Tuy nhiên tại Việt Nam là một vùng trồng không chuyên nên thật khó để có thể phân biệt giống táo nào với táo nào. Vậy nên cách tốt nhất là sử dụng chế phẩm đối kháng trừ sâu sinh học và trừ bệnh sinh học xịt định kỳ lên cây táo theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc xịt định kỳ 40 ngày 1 lần. Xịt bổ xung vào thời điểm nóng ẩm hoặc đầu mùa hè để phòng lứa côn trùng mới nở ra gây hại.
-> Tham khảo:
Chế phẩm sinh học trừ sâu hoặc Chế phẩm sinh học trừ nấm khuẩn gây bệnh cho cây
Cách thu hoạch và bảo quản táo
Sau khoảng 5-6 năm trồng cây cây táo sẽ bắt đầu ra hoa, và đậu quả. Tùy thuộc vào giống, táo có thể được thu hoạch vào cuối mùa hè đến mùa thu. Thu hoạch khi táo đạt màu đến độ đậm nhất trong màu vỏ theo giống cây táo đã trồng.
Chỉ cất trữ táo giữa hoặc cuối vụ. Các loại táo đầu mùa không giữ lại và tốt nhất nên ăn ngay sau khi hái. Các giống giữa mùa nên giữ trong vài tuần, trong khi các giống cuối mùa sẽ ở trong tình trạng tốt cho đến năm tháng trong kho bảo quản. Táo dùng để bảo quản phải hoàn hảo, không có dập nát hoặc tì vết.
Bảo quản táo bằng cách gói từng quả vào giấy báo hoặc giấy ăn. Đặt táo đã bọc lên khay để không khí lưu thông. Bạn cũng có thể bảo quản chúng khi chưa bao gói, nhưng không nên chạm vào trái cây.
Bảo quản táo tại nơi khô ráo, thoáng mát, nồng độ CO2 cao và tránh xa các nguồn ô nhiễm hoặc các nơi tối tăm, các nơi có sự xuất hiện của các loại côn trùng phá hoại.
Trên đây là toàn bộ bài viết về kỹ thuật trồng táo tại nhà. Chúc các bạn thành công.